VẬN ĐƠN SẠCH LÀ GÌ? HIỂU RÕ VỀ CHỨC NĂNG CỦA VẬN ĐƠN SẠCH

SIMBA Logistics

Thực tế có rất nhiều cách phân loại vận đơn, trong từng trường hợp những khái niệm về vận đơn được đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thường thì người ta hay nhắc tới vận đơn theo lệnh, vận đơn đích danh, vận đơn gốc,…Vì vậy, để giải đáp thắc mắc của nhiều người đang làm việc tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu về “vận đơn sạch là gì?”, Tại sao gọi là vận đơn sạch? vận đơn sạch có chức năng gì?

1.Vận đơn sạch là gì?

Cùng là vận đơn nhưng điểm khác của vận đơn sạch với vận đơn khác là gì?

Chúng ta biết rằng Vận đơn là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Bên cạnh yếu tố trên, có một điều mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều rất quan tâm đó là vận đơn phải là vận đơn sạch tức là không có phê chú xấu của người chuyên chở lên vận đơn về tình trạng hàng hóa khi hãng tàu nhận hàng từ người gửi hàng.

 

2. Lợi ích, chức năng của vận đơn sạch

Vậy điều gì khiến vận đơn sạch được các nhà xuất nhập khẩu và logistics quan tâm, chúng ta hãy tìm hiểu về lợi ích của vận đơn sạch.

Lợi ích của vận đơn sạch đối với người mua

Khi nhận được một vận đơn sạch, người mua có cơ sở để yên tâm rằng hàng hóa của mình đã được người bán giao cho người chuyên chở trong điều kiện tình trạng tốt, đủ về số lượng, không bị hư hại, rách, vỡ, ẩm, mốc, gỉ, bẹp,…. Hay người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Khi tàu tới cảng tại quốc gia người mua, nếu hàng có sự thiếu hụt về lượng, có rách, vỡ,… thì vận đơn là một cơ sở để người mua khiếu nại người chuyên chở đòi bồi thường.

Lợi ích của vận đơn sạch đối với người bán:

Việc lấy được một vận đơn sạch sẽ đảm bảo được chứng từ trong bộ chứng từ để gửi tới ngân hàng thanh toán theo phương thức L/C. Việc vận đơn có phê chú xấu sẽ dẫn tới hệ quả là ngân hàng từ chối thanh toán cho bộ chứng từ.

Để lấy được Bill of lading sạch, người bán cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giao hàng, đảm bảo hàng hóa trong điều kiện, tình trạng tốt cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình giao hàng, xếp hàng lên tàu, hàng có thể bị rách bao bì, ẩm, bẹp, vỡ,…và có thể bị phê chú vào vận đơn. Khi đó người bán cần phải:

  • Sau khi nhận biên lai thuyền phó, ngay lập tức có biện pháp khắc phục bằng cách thay thế hàng hóa (thay hàng rách, vỡ, gỉ, bẹp,…) hoặc bổ sung số hàng thiếu; đến khi thuyền trưởng kiểm tra hàng (lúc này hàng hóa đã được khắc phục) thì đổi biên lai thuyền phó lấy B/L sạch do thuyền trưởng cấp.
  • Thông báo với người mua về việc hàng bị thiếu hụt hay tổn thất và cam kết sẽ giao bổ sung chỗ hàng thiếu đó trong các đơn hàng sau và đề nghị để người chuyên chở vẫn cấp B/L sạch để được ngân hàng chấp nhận thanh toán. Cách này chỉ áp dụng khi người mua và người bán có quan hệ thương mại lâu dài.

Nhìn chung, người bán cần có sự linh hoạt trong các tình huống để có thể lấy được vận đơn sạch – đảm bảo bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu trong L/C.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?