Tổng quan về công việc ngành Logistics

SIMBA Logistics

Trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, Logistics ra đời như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng nhất. Do đó, mặc dù ra đời chưa lâu nhưng Logistics đã dần khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy thì Logistics là gì? Công việc ngành Logistics sau khi ra trường như thế nào? Cách xin việc ngành Logistics ra sao? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết này.

LOGISTICS LÀ GÌ?

Logistics, hiểu một cách đơn giản nhất, là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của các công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.

Logistics là gì?

Bên cạnh nghiệp vụ giao - nhận, ngành Logistics còn bao gồm những hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng… Nếu làm tốt ở khâu Logistics này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí về vận chuyển, từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận cho công ty.

HỌC NGÀNH LOGISTICS RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Logistics có thể chia thành 3 mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Cụ thể có các hoạt động khác nhau như:
- Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
- Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc container…
- Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
- Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống.
- Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho…
- Các dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ…

Với những đặc điểm dịch vụ trên, môi trường lựa chọn công việc của sinh viên ngành Logistics rất đa dạng. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc cho các công ty dịch vụ Logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, giao nhận… tại rất nhiều phòng ban phù hợp chuyên môn như dịch vụ khách hàng, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán, kinh doanh quốc tế, marketing, khai thác, kế hoạch…

Môi trường lựa chọn công việc ngành Logistics rất đa dạng

NHỮNG CÔNG VIỆC NGÀNH LOGISTICS PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Dưới đây là một số công việc ngành Logistics phổ biến hiện nay và mức lương cho bạn tham khảo:

1. Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)

Công việc cụ thể
- Nhận đơn của khách và sắp xếp lịch vận chuyển hàng
- Xếp lịch các tuyến giao hàng khoa học, hợp lý, đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí
- Quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa
- Hướng dẫn, giám sát công tác kiểm tra số lượng, chất lượng hoàng hóa từ khi xuất kho cho đến khi tới tay khách hàng
- Quản lý lưu chuyển hóa đơn, chứng từ
- Phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải và khách hàng hoặc các đối tác khác để giải quyết sự cố phát sinh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng.

Kiến thức, kỹ năng cần có
- Chuyên môn về các chuyên ngành vận tải, nghiệp vụ ngoại thương
- Kỹ năng cần có: khả năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và giám sát công việc, sự cẩn thận, tác phong làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm, sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính văn phòng ...

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

2. Nhân viên kinh doanh

Công việc cụ thể
- Nhân viên kinh doanh cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty
- Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới…
- Mở rộng tập khách hàng bằng cách quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng mới
- Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng

Kiến thức, kỹ năng cần có
- Kiến thức cơ bản về bán hàng (sales), hàng hải...
- Kỹ năng: xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn và tinh tế

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

Vai trò của nhân viên Sales rất quan trọng trong doanh nghiệp


3. Nhân viên chứng từ (Document staff)

Công việc cụ thể
- Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến…
- Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan…
- Liên hệ với khách hàng, phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ

Kiến thức, kỹ năng cần có
- Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh
- Kỹ năng: ngoại ngữ tốt, thành thạo tin học văn phòng, giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt, tỉ mỉ và có trách nhiệm

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

4. Nhân viên cảng

Công việc cụ thể
- Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành
- Bố trí tàu ra vào hợp lý
- Điều động phương tiện, công nhân bốc xếp
- Lập biên bản khi có sự cố xảy ra

Kiến thức, kỹ năng cần có
- Kiến thức chuyên môn về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, quy trình vận hành máy móc, thiết bị bốc dỡ...
- Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, thành thạo tin học văn phòng, nhiệt tình, cẩn thận, trách nhiệm, thái độ làm việc, triển khai công việc tốt…

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.

Công việc nhân viên cảng

5. Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)

Công việc cụ thể
- Lập kế hoạch, lên danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua, làm việc trực tiếp với phòng kế hoạch và sản xuất
- Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu và quản lý quá trình mua hàng
- Cung cấp thông tin, văn bản cần thiết cho nhà cung cấp
- Theo dõi tình trạng đơn hàng, ứng phó kịp thời với các sự cố
- Theo dõi đơn đặt hàng, xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng, chi phí
- Đánh giá, cập nhật, duy trì các đơn đặt hàng cho đến lúc kết thúc
- Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng

Kiến thức, kỹ năng cần có
- Kiến thức thực tế về thông tin và giá cả của hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường
- Kỹ năng: quản lý tài chính, hiểu biết cơ bản về thị trường, kỹ năng giao tiếp và đàm phán, sự sáng tạo, khả năng duy trì các mối quan hệ...

Mức lương trung bình: 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ.

6. Nhân viên giao nhận (Forwarder)

Công việc cụ thể
- Tiếp nhận và xử lý thông tin của các lô hàng
- Lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý
- Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu
- Thu xếp, điều động phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
- Theo dõi tiến độ giao hàng

Kiến thức, kỹ năng cần có
- Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh…
- Kỹ năng: nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt, thận trọng, tỉ mỉ, sự kiên nhẫn và khả năng chịu áp lực cao...

Mức lương trung bình: 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.


VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?