Là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất, nhập khẩu, cảng biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí ba cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay nhé!
Vai trò của cảng biển đối với nền kinh tế đất nước
Cảng biển đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển về kinh tế của mỗi quốc gia, địa phương. Theo đó, cảng biển là động lực phát triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế biển nói riêng. Hơn nữa, đây còn là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu, là đầu mối chuyển đổi giữa phương thức vận tải đường biển sang vận tải đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt.
Bật mí ba cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay
Cảng Hải Phòng
Là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, cảng Hải Phòng có hệ thống trang thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn. Cơ sở hạ tầng hiện đại, được trang bị đầy đủ đã giúp cho cảng Hải Phòng phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế.
Cảng Hải Phòng được hình thành từ bến Ninh Hải của làng chài Cửa cấm từ thế kỷ 18. Vào năm 1874, triều đình phong kiến nhà Nguyễn chính thức nộp đất Hải Phòng cho thực dân Pháp, từ đấy Cảng Hải Phòng nhanh chóng trở thành một bến cảng sầm uất và nhộn nhịp.
Cảng Hải Phòng chiếm tới 40% thị phần khối lượng bốc xếp hàng tổng hợp, hàng container qua cảng biển Hải Phòng. Ngày nay, cảng biển này đang không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu xếp dỡ ngày càng cao của các doanh nghiệp.
Cảng Đà Nẵng
Trải qua chặng đường 116 năm dựng xây và phát triển, cảng Đà Nẵng đã và đang chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong phát triển kinh tế – xã hội của khu vực cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam hiện nay.
Cảng Đà Nẵng là cảng có quy mô hiện đại và quan trọng nhất ở miền Trung Việt Nam hiện nay. Cảng biển này định hướng phát triển dựa trên 2 trụ cột chính bao gồm:
- Thứ nhất, Cảng tập trung nâng cao dịch vụ khai thác cảng, phục vụ tàu container, tàu khách và các tàu chuyên dụng trọng tải lớn.
- Thứ hai, đầu tư phát triển dịch vụ logistics nhằm tăng cường kết nối Cảng với vùng hậu phương.
Cảng Đà Nẵng sở hữu tổng diện tích lên tới 12 km2 cùng với đó là hệ thống giao thông thuận lợi. Ngoài ra cảng còn có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp trọng tải đến 70.000 DWT, tàu container lên đến 4.000 TEU, tàu khách loại lớn đến 150.000 GRT. Hệ thống cầu bến cùng các thiết bị xếp dỡ, kho bãi hiện đại đã giúp cho cảng Đà Nẵng đảm bảo năng lực khai thác lên tới 8 triệu tấn/năm.
Cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn là một cảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ hàng đầu của Quốc gia. Với lịch sử hơn 150 năm, trong suốt thời gian hình thành và phát triển, cảng Sài Gòn đã gặt hái được không ít thành tích xuất sắc. Từ đó đóng góp một phần quan trọng tới sự phát triển kinh tế đất nước.
Kể từ lần đầu mở cửa vào năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp, cảng Sài Gòn ngày nay đã trở thành một cảng quốc tế và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình. Tổng diện tích mặt bằng của cảng lên tới 500.000m2 gồm có 5 khu cảng bao gồm:
- Hành khách tàu biển
- Nhà Rồng Khánh Hội
- Tân Thuận
- Tân Thuận 2
- Cảng Thép Phú Mỹ
Bên cạnh đó cảng Hải Phòng còn sở hữu 3.000m cầu tàu, 30 bến phao và 280.000m2 kho bãi.
Phương châm hoạt động của cảng Sài Gòn là phát triển bền vững, là cửa ngõ hàng hải chính, quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh việc đặt ra cho mình mục tiêu phải cải tiến tiêu chuẩn dịch vụ, cảng Sài Gòn còn không ngừng phát triển và khai thác cảng nước sâu để nhằm mục tiêu trở thành Cảng chiến lược quốc gia ở miền Nam Việt Nam.
Trên đây là bật mí 3 cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua những chia sẻ về 3 cảng biển này ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!