1. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN THẤP
Với mô hình kinh doanh dropshipping, bạn không phải quản lý hoặc lưu trữ hàng tồn kho của mình nên chi phí thấp - nhưng lợi nhuận cũng vậy. Hãy nghĩ đơn giản thế này:
“ Trong mỗi giao dịch bạn thực hiện, phần lớn số tiền đó được dành cho nhà cung cấp. Những gì bạn nhận được cơ bản là tiền lãi nhận được trong cuộc làm ăn giữa người mua hàng và người cung cấp hàng.”
Bạn đầu tư ít tiền vào cũng có nghĩa bạn nhận lại ít tiền hơn. Điều đó có nghĩa là bạn phải làm rất nhiều việc kinh doanh chỉ để duy trì hoạt động, chứ đừng nói đến việc kiếm lợi nhuận.
Điều đó hầu như không đủ để chi trả cho chi phí tiếp thị / quảng cáo, duy trì trang web của bạn, quản lý đơn đặt hàng và chi trả cho giờ làm việc của bạn.
2. TÍNH CẠNH TRANH CAO
Nhiều người rất lạc quan khi bắt đầu kinh doanh bằng một mô hình dropshipping bởi lẽ họ chỉ quan tâm những lợi ích mà mô hình này mang lại, không hề đối mặt với những khó khăn bắt buộc phải đối mặt. Chính vì dropshipping cần rất ít vốn để bắt đầu kinh doanh, nên mô hình này trở thành xu hướng khởi nghiệp hấp dẫn, có nghĩa thị trường này phải chịu nhiều cạnh tranh.
Hơn nữa, bạn sẽ không có bất kì một loại hợp đồng nào với nhà cung ứng, rằng họ sẽ chỉ cung cấp sản phẩm đó cho một mình bạn, bạn phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh cũng đang kinh doanh những mặt hàng mà bạn bán. Và nếu bạn chỉ mới bắt đầu, trong khi đối thủ của bạn đã là đối tượng có nhiều năm kinh nghiệm, họ có tài nguyên và nền tảng để chạy Promotion còn bạn thì không. Điều đó có nghĩa là khách hàng có thể mua chính xác cùng một thứ từ người khác với giá rẻ hơn - tại sao họ lại mua hàng của bạn?
3. KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG
Trong thương mại điện tử tiêu chuẩn, nếu khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm, tốc độ hoàn đơn hoặc chính sách hoàn trả, bạn có thể tự giải quyết các vấn đề đó.
Trong dropshipping, bạn là người nói chuyện trực tiếp với khách hàng của mình. Dropshippers về cơ bản bị mắc kẹt, những việc có thể làm thì ít, còn lại là hy vọng phía nhà cung cấp sẽ giải quyết các vấn đề trong khi đồng thời trấn an khách hàng về điều gì đó mà vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ.
Trên hết, khi gửi hàng đi qua lại giữa khách hàng và nhà cung cấp. Nếu một câu trả lời chậm, tất cả các giao tiếp sẽ dừng lại và các vấn đề sẽ cần nhiều thời gian hơn để khắc phục.
4. VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Mặc dù đây không phải là một vấn đề phổ biến đối với dropshippers, nhưng nó đáng được đề cập đến. Một số nhà cung cấp không hợp pháp như họ yêu cầu, và không phải lúc nào bạn cũng biết hàng hóa đến từ đâu. Thậm chí nghiêm trọng hơn là khi các nhà cung cấp sử dụng bất hợp pháp logo thương hiệu hoặc tài sản trí tuệ của công ty khác, đây là điểu vẫn xảy ra.
Vấn đề tiềm ẩn này có thể được khắc phục bằng Hợp đồng Thỏa thuận Dropshipping vững chắc, nhưng không phải ai mới bắt đầu kinh doanh với dropshipping đều biết đến điều đó.
5. KHÓ ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
Giống như những nhạc sĩ ẩn danh hay những kẻ phía sau hậu trường, dropshippers cần hiểu rằng, việc tạo dựng giá trị cho công việc của họ lại thuộc về một bên khác. Nếu bất cứ sản phẩm nào mà bạn bán ra đều tuyệt vời như vậy, thì khách hàng của bạn sẽ tập trung chủ yếu vào thương hiệu sản phẩm và quên hoàn toàn trải nghiệm mua sắm. Rốt cuộc, logo trên sản phẩm lại không thuộc về doanh nghiệp dropshipping của bạn.
Thương hiệu là rất quan trọng trong thương mại điện tử, vì người mua hàng có xu hướng đến các cửa hàng trực tuyến yêu thích của họ trước tiên.
Không có lòng trung thành của khách hàng, bạn sẽ không bao giờ có được lưu lượng truy cập thường xuyên cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ dropshipping.
Suy cho cùng, quá trình kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng, bất kể là với cách kinh doanh truyền thống hay với những mô hình tân tiến hơn như Dropshipping cũng vậy. Chúng ta cần có những cái nhìn đa chiều và khách quan để hoàn thiện và khắc phục, phát triển doanh nghiệp bền vững!