Chi tiết thủ tục xuất khẩu quế mới nhất hiện nay

SIMBA Logistics

Thủ tục xuất khẩu quế gồm có những chứng từ, giấy tờ nào? Mặt hàng quế xuất khẩu có cần đăng ký kiểm dịch thực vật không? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thủ tục xuất khẩu mặt hàng quế hồi hiện nay nhé!

Tiềm năng xuất khẩu quế hồi Việt Nam

Tiềm năng xuất khẩu quế hồi Việt Nam

 

Theo thống kê của Hiệp hội Gia vị thế giới, Việt Nam là quốc gia sản xuất quế đứng thứ ba trên toàn thế giới, chỉ sau Indonesia và Trung Quốc. Quế hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu. Với doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 400 triệu USD/năm.

Đối với những nước có ngành công nghiệp chế biến phát triển thì quế là nguyên liệu chính trong sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Cầu lớn hơn cung đã mang tới cho nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng quế tại Việt Nam nhiều cơ hội mới. Đi cùng với đó là quế Việt Nam hiện đang được người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng. Do đó mà xuất khẩu quế cũng đang chính là chiến lược mới của nhiều đơn vị, doanh nghiệp hiện nay. 

Chi tiết thủ tục xuất khẩu quế mới nhất hiện nay

Chính sách pháp lý về quế xuất khẩu

Quế là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và là một loại nông sản. Và theo quy định thì các mặt hàng nông sản không thuộc diện cấm xuất khẩu. Chính vì vậy doanh nghiệp vẫn làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng quế bình thường như những sản phẩm khác. Và trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu quế thì thương nhân xuất khẩu nên tìm hiểu một số thông tư, văn bản dưới đây:

  • Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 thay thế cho thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018. Thông tư này quy định về bảng mã HS với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Nghị định số 125/2017/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu, biểu thuế xuất khẩu của các mặt hàng chịu thuế.
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về việc chuẩn bị thủ tục hải quan nói chung và thủ tục xuất khẩu mặt hàng quế nói riêng.

Mã HS Code và biểu thuế xuất khẩu mặt hàng quế

Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, mặt hàng quế xuất khẩu có mã HS Code là 09061100 (Đối với quế và hoa quế chưa xay hoặc chưa nghiền). Còn trong trường hợp đã xay hoặc đã nghiền thì có mã HS Code là 09062000. Cụ thể thì: 

  • Chương 09: Nhóm cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị
  • Nhóm 0906 - Quế và hoa quế
  • 09061100 - Quế và hoa quế chưa xay và chưa nghiền
  • 09062000 - Quế và hoa quế đã xay và đã nghiền
  • 09061900 - Nhóm các loại quế khác.

Căn cứ vào phụ lục I, Nghị định 125/2017/NĐ-CP thì quế xuất khẩu không nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu phải chịu thuế. Do đó hiện nay quế hồi xuất khẩu đang có mức thuế xuất khẩu là 0%.  

Hồ sơ cần chuẩn bị khi xuất khẩu mặt hàng quế

Căn cứ vào khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư số 38/2015/TT-BTC) về hồ sơ xuất khẩu. Đối với mặt hàng quế thì khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải cung cấp các loại giấy tờ, chứng từ bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (Trong trường hợp doanh nghiệp ủy thác cho một đơn vị thứ ba)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch quế xuất khẩu;
  • Giấy chứng nhận cá nhân/tổ chức đủ điều kiện xuất khẩu quế theo quy định của pháp luật trong trường hợp xuất khẩu lần đầu.

Quế xuất khẩu có cần đăng ký kiểm dịch thực vật không?

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch quế xuất khẩu

Căn cứ vào mục 11 Phụ lục I Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT thì quế là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Chính vì vậy căn cứ theo khoản 1, điều 31 Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013, trước khi xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với mặt hàng thuế xuất khẩu.

Về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch quế xuất khẩu thì doanh nghiệp thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quế xuất khẩu. Bộ hồ sơ bao gồm có:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu được quy định tại phụ lục IV, ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT);
  • Trong trường hợp tái xuất khẩu thì cần chuẩn bị bản chính giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật cho cơ quan có thẩm quyền. Theo đó doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tại các chi cục kiểm dịch thực vật vùng. Hay tại các trạm kiểm dịch thực vật ở cửa khẩu.

Bước 3: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra quế xuất khẩu.

  • Trong trường hợp nếu như quế xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Thì cơ quan kiểm dịch thực vật cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
  • Trong trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật. Thì Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ thông báo cho chủ vật thể biết. Và đồng thời sẽ không cấp giấy chứng nhận kiểm tra thực vật cho đơn vị xuất khẩu mặt hàng quế. 

Trên đây là chi tiết về thủ tục xuất khẩu quế mà Simba muốn bật mí tới doanh nghiệp. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho doanh nghiệp nhiều thông tin bổ ích để từ đó giúp cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng quế ra thị trường nước ngoài thuận lợi nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về thủ tục xuất khẩu thì hãy liên hệ tới Simba qua Hotline 0379 311 688 để nhận được tư vấn!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?