Thủ tục xuất khẩu máy móc thiết bị

SIMBA Logistics

Máy móc, thiết bị là một trong những ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của nước ta và đang trở thành một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc mở cửa, việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và ngành máy móc, thiết bị nói riêng được dữ đoán sẽ càng khởi sắc hơn nữa. Do đó, Simba xin đem tới chi tiết thông tin về thủ tục xuất khẩu máy móc, thiết bị giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh mặt hàng “chục tỷ đô” này!

Tình hình xuất khẩu máy móc thiết bị tại Việt Nam

Máy móc thiết bị xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng của năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành máy móc, thiết bị của nước ta đạt 38,17 tỷ USD, tăng 27,65% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 12,2%. 

Mỹ là thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 16,84 tỷ USD, tăng 26,06% so với cùng kỳ 2021, chiếm tỷ trọng 44,12% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị của nước ta. Đứng thứ hai là khối thị trường EU-27 chiếm tỷ trọng 12,37%, xếp sau đó là Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Có thể thấy rằng, xuất khẩu máy móc, thiết bị là ngành hàng vẫn tăng trưởng rất mạnh. Đồng thời, các hiệp định thương mại đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, chắc chắn sẽ tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất khẩu của nước ta. Khi đó, mặt hàng máy móc, thiết bị của Việt nam sẽ được xuất khẩu sang các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tương lai.     

Thủ tục và hồ sơ hải quan xuất khẩu máy móc thiết bị

Chính sách pháp lý

Máy móc, thiết bị không thuộc các mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 và Phụ lục I Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể xuất khẩu máy móc, thiết bị như hàng hóa thông thường.

Mã HS code và thuế xuất khẩu

Ngành hàng máy móc, thiết bị có mã HS Code thuộc chương 84 85:

  • Chương 84: Danh sách mã HS Code các mặt hàng nồi hơi, máy móc, thiết bị cơ khí,...
  • Chương 85: Danh sách mã HS Code của máy điện, máy ghi và tái tạo hình ảnh, âm thanh,...

Thuế xuất khẩu đối với máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp cần lưu ý như sau:

  • Thuế VAT: 10%.
  • Thuế xuất khẩu ưu đãi sẽ có các mức riêng tùy theo loại máy móc cụ thể. 

Hồ sơ hải quan xuất khẩu máy móc thiết bị

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu máy móc bao gồm những giấy tờ sau:

  • Commercial Invoice - Hóa đơn thương mại
  • Packing List - Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Bill of Lading - Vận tải đơn
  • C/O - Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
  • Các chức từ khác (tùy theo loại máy móc, thiết bị)

Ngoài ra, đối với các loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Chứng thư giám định máy móc, thiết bị đã qua sử dụng của tổ chức giám định 
  • Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất

Những lưu ý khi xuất khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Lưu ý khi xuất khẩu máy móc, thiết bị

Đối với những mặt hàng máy móc, thiết bị đã qua sử dụng cần phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe. Do đó, doanh nghiệp cần phải chú ý tới những vấn đề sau:

  • Tuổi thọ của máy móc, thiết bị đã qua sử dụng không được quá 10 năm. Thông thường sẽ nằm trong khoảng 5 - 10 năm.
  • Chứng thư giám định phải phù hợp quy định TCVN hoặc QCVN và phải đáp ứng các tiêu chí như tiết kiệm năng lượng, an toàn theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải xuất trình đầy đủ:
    • Sơ đồ lắp ráp nếu thiết bị tách rời.
    • Thông tin chi tiết về nhà sản xuất, tem máy.
    • Chứng nhận giám định đồng bộ.
    • Sơ đồ hoạt động của máy và các bộ phận khác.
  • Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế, phí và các thủ tục hải quan khác theo quy định của pháp luật địa phương, khu vực hoặc quốc tế.

Ngoài ra, các sản phẩm máy móc, thiết bị đã qua sử dụng còn cần phải được các cơ quan chức năng xác nhận về chất lượng và tính trạng của sản phẩm trước khi xuất khẩu, đồng thời phải có các giấy tờ chứng nhận, văn bản liên quan đến quá trình sử dụng và bảo trì của sản phẩm.

Trên đây là toàn bộ về thủ tục xuất khẩu máy móc, thiết bị mà Simba muốn đem tới cho các doanh nghiệp. Ngành hàng này vẫn luôn là một trong những ngành hàng xuất khẩu đứng đầu tại Việt Nam. Mong rằng những thông tin Simba đem tới sẽ hữu ích trong việc xuất khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần một đơn vị uy tín đứng ra thực hiện tất cả các thủ tục xuất khẩu, hãy liên hệ tới Simba để được tư vấn nhanh nhất!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?