Xuất khẩu nông sản cần giấy phép gì?

SIMBA Logistics

Nông sản xuất khẩu vẫn luôn là một trong những ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất, đặc biệt là Trung Quốc khi thị trường này đã cho phép nhiều mặt hàng nông sản của nước ta được xuất khẩu chính ngạch, tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp. Vậy khi xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị và cung cấp những giấy tờ gì? Hãy cùng Simba tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những giấy phép cần phải có đối với doanh nghiệp xuất khẩu 

Nông sản xuất khẩu

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, tùy vào yêu cầu của nước nhập khẩu mà doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin những giấy phép sau:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS)
  • Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate - HC)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do 

Căn cứ theo Quyết định Số 10/2010/QĐ-TTg: Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Giấy chứng nhận lưu hành tự do - CFS là giấy chứng nhận sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS là chứng nhận được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.   

Chứng nhận lưu hành tự do được cung cấp trong năm ngày kể từ thời điểm người đề nghị cấp CFS nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Đối với nông sản xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có thẩm quyền cấp CFS cho doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận y tế

Căn cứ theo Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra an toàn thực phẩm và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế  đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế. Giấy chứng nhận y tế - HC được cấp tại Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y Tế trong vòng 7 đến 10 ngày. Thời gian hiệu lực của chứng nhận là 2 năm.

Những chứng từ đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu

Hun trùng nông sản xuất khẩu

Chứng từ kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Đối với mặt hàng nông sản, doanh nghiệp sẽ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng muốn xuất khẩu. Doanh nghiệp cần đăng ký kiểm dịch thực vật với cơ quan kiểm dịch trước 1 đến 2 ngày tàu chạy. Hồ sơ đăng ký gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại phụ lục IV - Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT)
  • Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (đối với doanh nghiệp đã xuất khẩu sang nước đối tác nhiều lần)
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (bắt buộc)
  • Vận đơn, Hóa đơn thương mại, Packing list 

Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin - C/O)

Khi xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, do đó doanh nghiệp cần làm thủ tục xin cấp C/O. Tùy thuộc vào các Hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam và từng quốc gia sẽ có mẫu C/O tương ứng. Căn cứ vào điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo Mẫu số 04 quy định tại phụ lục Nghị định 31/2018/NĐ-CP
  • Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ đã được kê khai
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Bản sao hóa đơn thương mại
  • Bản sao vận tải đơn
  • Bảng kê khai chi tiết hàng xuất khẩu
  • Bản sao quy trình sản xuất nông sản

Trong thời hạn 8 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ, cơ quan tổ chức cấp C/O sẽ trả kết quả. Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ qua bưu điện, thời gian trả kết quả sẽ là 24 giờ.

Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)

Thủ tục hun trùng là điều kiện bắt buộc với hàng nông sản xuất khẩu nhằm tránh nấm mốc, côn trùng, hoặc sinh vật làm hại tới hàng hóa. Hồ sơ làm thủ tục hun trùng bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice 
  • Phiếu đóng gói - Packing List
  • Vận tải đơn - Bill of Lading

Doanh nghiệp sẽ được nhận chứng nhận hun trùng hàng hóa sau 1 - 2 ngày từ khi tiến hành hun trùng lô hàng.

Hồ sơ hải quan nông sản xuất khẩu

Theo khoản 1 điều 16 Thông tư 38/105/TT-BTC quy định hồ sơ hải quan đối với nông sản xuất khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm thông tư này
  • Hóa đơn thương mại 
  • Bảng kê lâm sản (đối với gỗ nguyên liệu theo quy định của BNNPTNT)
  • Giấy phép xuất khẩu 
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhận hun trùng
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (đối với trường hợp doanh nghiệp ủy thác xuất khẩu hàng hóa)

Những lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 

Lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Đối với mỗi thị trường khác nhau, những quy định và tiêu chuẩn được đưa ra đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu sẽ khác nhau. Ngoài những giấy tờ cần thiết mà doanh nghiệp cần chuẩn bị như đã nêu ở trên, doanh nghiệp khi xuất khẩu nông sản cần chú ý những điều sau:

  • Tìm hiểu đầy đủ thông tin về thị trường xuất khẩu: Cần thu thập thông tin về mức độ cạnh tranh, giá cả thị trường, chính sách thuế và những quy định của quốc gia nhập khẩu để xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả.
  • Đáp ứng những yêu cầu vệ sinh thực phẩm: Sản phẩm nông sản khi xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn khắt khe từ những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU,... Doanh nghiệp cần phải nắm rõ những yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trước khi xuất khẩu để việc thông quan hàng hóa được thuận lợi và tránh những mất mát có thể xảy ra.
  • Thực hiện các thủ tục hải quan và pháp lý: Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan và pháp lý để đảm bảo xuất khẩu hàng hóa thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin về các giấy phép mà doanh nghiệp cần phải cung cấp trong quá trình xuất khẩu nông sản. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích. Hiện nay Simba đang cung cấp dịch vụ ủy thác xuất khẩu trọn gói, giúp doanh nghiệp thực hiện những thủ tục hải quan, hỗ trợ làm các giấy tờ cần thiết để xuất khẩu hàng hóa cùng nhiều dịch vụ khác. Nếu như doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ, liên hệ ngay tới Simba Group qua hotline 0379 311 688 để được tư vấn cụ thể nhất.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?