Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu chi tiết

SIMBA Logistics

Châu Âu hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Vậy nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu cần đáp ứng được những tiêu chuẩn nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu!

Tình hình xuất khẩu nông sản sang Châu Âu hiện nay

Tình hình xuất khẩu nông sản sang Châu Âu hiện nay

Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới đã và đang mang tới cho nông sản Việt Nam nhiều cơ hội tiến vào các thị trường tiềm năng. Châu Âu hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, Và sau khi Hiệp định EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU) bắt đầu có hiệu lực và đưa vào thực thi kể từ tháng 08/2020, tốc độ nhập khẩu nông sản của EU tăng mạnh. 

So với năm 2021, tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang EU như sau: Cà phê (tăng 42,1%); gạo (tăng 63,9%); gỗ và các sản phẩm từ gỗ (tăng 8,3%); rau quả (tăng 20,2%); thủy sản (tăng 32,9%); hạt điều (giảm 17,3%); hạt tiêu (giảm 0,6%), mây, tre, cói, thảm (giảm 2,3%); và sản phẩm từ cao su (giảm 24,9%); cao su (giảm 33,3%); chè (giảm 38,7%).

Những tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu

Chất lượng thương mại và quy định nhãn mác

Đối với rau quả tươi nhập khẩu, Cộng đồng Châu Âu yêu cầu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng cũng như ghi nhãn. Việc kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu. Trong một số trường hợp, chất lượng nông sản nhập khẩu được thị trường Châu Âu kiểm chứng tại nước thứ ba hoặc tại địa điểm xuất khẩu. 

Đối với ghi nhãn, thị trường Châu Âu yêu cầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Nước xuất xứ, tên sản phẩm, chủng loại, số lượng. Bên cạnh đó, trên nhãn mác cũng cần có chứa một số thông tin liên quan đến chất lượng thương mại như chủng loại, màu sắc, thời hạn sử dụng, hư hỏng bên ngoài và hình dạng sản phẩm.

Quy định về an toàn thực phẩm

Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép đối với nông sản nhập khẩu. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, mức dư lượng đối với một số loại thuốc vẫn có sự khác nhau giữa các nước. 

Để nông sản xuất khẩu được sang thị trường Châu Âu, trước tiên cần phải đáp ứng được các quy định mà thị trường EU đặt ra tại địa điểm nhập khẩu. Trong trường hợp các nước Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu. 

Truy xuất nguồn gốc

Các quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của Cộng đồng Châu Âu bắt đầu có hiệu lực từ tháng 01/2005. Để tuân thủ những quy định này, các nhà nhập khẩu EU cần phải xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, EU đưa ra yêu cầu nhà xuất khẩu cần phải tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc.

Quy định kiểm dịch thực vật

Những tiêu chuẩn mà Cộng đồng Châu Âu đặt ra đối với nông sản nhập khẩu

Để xuất khẩu nông sản sang EU, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu cần phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật mà Cộng đồng Châu Âu đã quy định. Các quy định về kiểm dịch thực vật được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu. Để biết thêm thông tin quy định về sức khỏe thực vật của EU, cá nhân, đơn vị có thể liên hệ qua cổng thông tin điện tử Kiểm dịch Thực vật Quốc tế: www.ippc.int/IPP/En/nppo.jsp.

Khai báo hải quan

Tùy thuộc vào từng nước mà những thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu (EU) sẽ có sự khác nhau. Để nắm được cụ thể về các thủ tục hải quan và biểu mức thuế quan (theo quốc gia), cá nhân, đơn vị xuất khẩu có thể xem tại:

Trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho đơn vị, cá nhân xuất khẩu nhiều thông tin bổ ích để từ đó “đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới”. 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?