Tiêu chuẩn xuất khẩu chuối sang Nhật

SIMBA Logistics

Chuối nhập khẩu từ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản được đánh giá cao bởi phù hợp với khẩu vị người Nhật và có giá bán cạnh tranh. Do đó, đây là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất và kinh doanh chuối mở rộng thị trường. Simba Group xin phép cung cấp thông tin về tiêu chuẩn xuất khẩu chuối sang Nhật để giúp các doanh nghiệp đạt lợi nhuận và hiệu quả cao nhất!

Tình hình xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Nhật

Chuối xuất khẩu

Theo số liệu của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái chuối của Việt Nam sang Nhật đạt 5.700 tấn, trị giá 687,9 triệu yên (tương đương 4,6 triệu USD), tăng 20,1% về lượng và tăng 37,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2021.

Một trong những yếu tố quan trọng để chuối Việt Nam được chấp nhận xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản là quy trình sản xuất, bảo vệ thực vật phải đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Các vùng sản xuất phải được cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói. Người tiêu dùng Nhật ưu tiên lựa chọn vì ưa thích hương vị của sản phẩm và chất lượng của sản phẩm đó, họ không để ý quá nhiều đến giá của sản phẩm. Đây có thể là một lợi thế, bởi chuối của Việt Nam được đánh giá có vị ngọt phù hợp với người tiêu dùng Nhật.

Nhật Bản là một thị trường nổi tiếng "khó tính" nhưng khi đã chinh phục được thị trường này, hoa quả Việt Nam trong đó có chuối, có khả năng thâm nhập vào các thị trường khác thuận lợi hơn. Việc đảm bảo chất lượng là rất quan trọng để tạo thương hiệu riêng và cạnh tranh với các nước khác.

Tiêu chuẩn xuất khẩu chuối sang Nhật 

Tiêu chuẩn xuất khẩu chuối sang Nhật

Chuối Việt Nam vào Nhật phải đảm bảo hơn 200 chỉ tiêu về chất lượng. Tuy nhiên, theo Ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty Huy Long An là đơn vị đầu tiên của Việt Nam thành công đưa được chuối thương hiệu Fohla vào hệ thống siêu thị Don Kihote của Nhật Bản chia sẻ: "Trái chuối chỉ cần đẹp, ngon, không có kim loại nặng, không chứa vi khuẩn gây hại, không chứa thuốc trừ sâu bệnh, không chất kích thích tăng trưởng, đều kích cỡ, khi chín màu vàng ươm, bùi, dẻo, ngọt là đã có thể xuất khẩu được". Và quan trọng nhất, nhật ký sản xuất phải minh bạch, rõ ràng. 

  • Các nhà kinh doanh có thể tham khảo một số tiêu chuẩn xuất khẩu chuối dưới đây:
  • Cắt gọn cuống buồng chuối khi thu hoạch. Úp những trái chuối được chọn vào buồng và tạo thành hình trụ.
  • Chuối được lựa chọn cần đạt đến độ chín nhất định (độ già sau thu hoạch khoảng 75 - 85%). Cần đảm bảo sự dẻo, ngọt và có hương thơm đặc trưng cùng màu vỏ vàng ươm.
  • Đối với sản phẩm chuối, phải đảm bảo thịt chuối mềm dẻo, không bị dập nát hay hư hại và vẫn còn lượng nhựa dính sát vào vỏ, có thể kéo thành tơ nhựa trong suốt.
  • Cuống chuối được cắt sát buồng hoặc loại bỏ toàn bộ thân buồng tùy theo yêu cầu của đối tác. Mặt cắt phải được làm khô, được bảo quản để không bị hư thối.
  • Chuối phải giữ được bề mặt sáng, không có các vết đốm đen, trầy xước hay hư hại. Nếu có, tỉ lệ không được vượt quá 2%- 3% của tổng lượng hàng hóa.
  • Chuối phải được trồng và sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định của Nhật Bản về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu và các hóa chất có khả năng gây hại cho sức khỏe con người không được sử dụng.
  • Sau khi thu hoạch, chuối phải được xử lý để đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, bao gồm chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng.

Những lưu ý về bảo quản và đóng gói 

Lưu ý về bảo quán và đóng gói chuối xuất khẩu

Chuối là một loại trái cây nhiệt đới có thời gian bảo quản tự nhiên khá ngắn. Trong quá trình vận chuyển, chuối rất dễ bị dập nát hoặc chín trước thời hạn, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì thế, để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất, các doanh nghiệp nên lưu ý về cách bảo quản và đóng gói.

Nhiệt độ bảo quản

Sau khi thu hoạch, nếu ở điều kiện nhiệt độ thông thường, chuối sẽ hỏng sau khoảng 7 – 10 ngày. Nếu muốn xuất khẩu chuối, sau khi thu hoạch và xử lý cần bảo quản chuối vào phòng lạnh. Phòng lạnh này luôn được duy trì ở nhiệt độ từ 12 - 14 độ C. Các đơn vị cho thuê kho lạnh sẽ điều chỉnh nhiệt độ tùy theo yêu cầu cụ thể.

Chuối xanh dễ bị ảnh hưởng khi làm lạnh hơn chuối chín. Do đó, khi bảo quản không nên để nhiệt độ dưới 12 độ C. Có thể tăng nhiệt độ bảo quản để thúc đẩy quá trình chín của quả. Tuy nhiên, nhiệt độ vẫn nên duy trì ở mức từ 15 – 20 độ C.

Độ ẩm khi bảo quản

Môi trường ẩm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Do đó, để bảo quản chuối không chín quá nhanh và ngăn ngừa vi khuẩn nên điều chỉnh độ ẩm tương đối khoảng 70% đến 85%.

Thời gian bảo quản

Khi chuối vẫn còn xanh và độ già đạt khoảng 85%, người nông dân có thể tiến hành thu hoạch để đảm bảo cho việc chuối chín khi vừa đến nơi nhập khẩu. Việc bảo quản giúp kéo dài thời gian sử dụng của chuối, thay vì chỉ trong khoảng 7-10 ngày, phương pháp này có thể kéo dài thời gian tới 40 ngày hoặc gần 6 tuần.

Đóng gói sản phẩm 

Khi đóng gói sẽ sử dụng túi polyetylen dày 0,4mm để đựng chuối giúp làm giảm ethylene ức chế quá trình chín. Sau đó, chuối sẽ được xếp vào các thùng carton đã đáp ứng tiêu chuẩn. Những loại thùng này cần có khả năng chịu lực tốt để hạn chế những tác động làm dập nát chuối trong quá trình vận chuyển. Phương án tốt nhất là vận chuyển bằng xe chuyên dụng có dàn treo để treo buồng chuối khi vận chuyển.

Trên đây là tổng quan về các tiêu chuẩn xuất khẩu chuối sang Nhật giúp các doanh nghiệp đảm bảo được về chất lượng sản phẩm của mình. Mong rằng những thông tin trên đã giúp ích được cho các doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn về các quy trình và thủ tục xuất khẩu chuối sang Nhật, hãy liên hệ tới Simba ngay qua hotline 0379 311 688.

Nguồn tham khảo: Bộ Công Thương


 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?