Thủ tục xuất khẩu ủy thác chi tiết doanh nghiệp cần nắm rõ

SIMBA Logistics

Ủy thác xuất khẩu - Hình thức xuất khẩu phổ biến và không còn quá xa lạ hiện nay. Vậy quy trình, thủ tục ủy thác xuất khẩu như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật những thông tin có liên quan tới quy trình ủy thác xuất khẩu!

Ủy thác xuất khẩu là gì?

Ủy thác xuất khẩu là việc thuê một công ty thứ 3 (Công ty chuyên về ủy thác xuất nhập khẩu) để tổ chức, thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa (sản phẩm) cho công ty ra nước ngoài. 

Những trường hợp nào cần ủy thác xuất khẩu

Những trường hợp nào cần ủy thác xuất khẩu

Ủy thác xuất khẩu là việc thuê một đơn vị trung gian thực hiện hoạt động xuất khẩu thay công ty. Do đó, ủy thác xuất khẩu thường được doanh nghiệp lựa chọn trong những trường hợp như: 

  • Mặc dù doanh nghiệp có đầy đủ chức năng, nghiệp[ vụ để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng hoàn toàn mới, doanh nghiệp nhận thấy không có đủ kinh nghiệm để xuất khẩu. Chính vì vậy, khi này, doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn phương án thuê công ty chuyên nhận ủy thác xuất nhập khẩu. Nhờ có nhiều kinh nghiệm, các công ty trung gian sẽ giúp giải quyết những phát sinh, sự cố nhanh chóng hơn.
  • Những doanh nghiệp mới thành lập, chưa nắm rõ những quy trình làm việc với hải quan cũng như quy trình xuất khẩu hàng hóa.
  • Là cá nhân xuất khẩu chứ không phải là một đơn vị, doanh  nghiệp. Đối với cá nhân thì sẽ không có chức năng xuất khẩu hàng hóa.

Chi tiết thủ tục xuất khẩu ủy thác

Hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu chỉ thực hiện thủ tục xuất khẩu cho những mặt hàng không bị cấm xuất nhập khẩu. 

Bước 1: Ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu

Bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu sau khi đã thống nhất với nhau về những quy định, điều kiện, điều khoản cụ thể sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác. Thông thường, ủy thác xuất khẩu sẽ đi kèm cùng dịch vụ vận chuyển, khai báo hải quan. Do đó, khi ký kết hợp đồng cũng cần lưu ý tới những quy định cụ thể về dịch vụ này. 

Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ chuẩn bị bộ chứng từ (Bao gồm invoice, packing list, CO…) và thực hiện thủ tục hải quan, giấy tờ và vận chuyển hàng hóa đến tay đối tác của bên ủy thác.

Bước 2: Làm thủ tục thông quan hàng hóa

Trên tờ khai hải quan sẽ có phần kê khai thông tin người ủy thác xuất khẩu. Do đó, bắt buộc phải khai thông tin của người ủy thác xuất khẩu trên tờ khai hải quan. Điều này giúp người ủy thác xuất nhập khẩu sau này có thể xuất được hóa đơn bán hàng. Đồng thời cũng xác định với cơ quan hải quan chủ hàng là ai. 

Người ủy thác xuất khẩu có thể tự đóng thuế hoặc ủy quyền cho người được ủy thác đóng cũng được. Tuy nhiên, khi nộp thuế, công ty được ghi nhận trên thuế là công ty của người được ủy thác. Người được ủy thác có nghĩa vụ nộp thuế hộ cho đơn vị được ủy thác theo như thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng thương mại giữa 2 bên.

Bước 3: Giao hàng và xuất hóa đơn

Sau khi hàng hóa được thông quan, có thể tiến hành giao hàng như quy trình bình thường. Khi hàng hóa được giao xong sẽ tiến hành xuất hóa đơn trả hàng cho người ủy thác. Và sau đó là xuất hóa đơn dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.

Simba là đơn vị Logistics chuyên cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa. Với kinh nghiệm nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang tới cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tuyệt vời cùng với đó là mức giá phải chăng.

Nếu đơn vị, doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê một đơn vị trung gian chuyên nhận ủy thác xuất khẩu, liên hệ ngay tới Simba qua Hotline để nhận được tư vấn chi tiết!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?