Thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và những quy định hiện hành

SIMBA Logistics

Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ngày một tăng nhanh. Vậy thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gồm những gì? Khi xuất khẩu thức  ăn chăn nuôi, cần chuẩn bị những giấy tờ nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thủ tục hải quan xuất khẩu thức ăn chăn nuôi theo quy định mới nhất hiện nay!

Những quy định chung về xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Những quy định chung về xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Tùy thuộc vào mục đích xuất khẩu và mục đích sử dụng, sẽ có những quy định về thức ăn chăn nuôi khác nhau. Cụ thể, quy định về xuất khẩu thức ăn chăn nuôi hiện nay như sau:

  • Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu và sử dụng trong nước: Đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc nhà nhập khẩu.
  • Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu: Đáp ứng những yêu cầu mà nước nhập khẩu đưa ra. Trừ những hành vi bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam.

Thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Chính sách pháp lý

Thức ăn chăn nuôi không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó, đơn vị, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xuất khẩu thức ăn chăn nuôi. Thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi tương tự như những sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thông thường.

Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam khi sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm cần phải thực hiện đánh giá chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quy định của nhà nước.

Mã HS Code thức ăn chăn nuôi

Việc xác định chi tiết mã HS Code của thức ăn chăn nuôi căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,...Với mã HS Code thức ăn chăn nuôi, đơn vị có thể tham khảo Chương 23 - Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Đặc biệt quan tâm đến nhóm 2309 – Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật.

Để được tư vấn chi tiết về mã HS Code, đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu có thể liên hệ tới Simba để được hỗ trợ miễn phí. 

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thức ăn chăn nuôi căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Cụ thể, bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gồm có các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại hoặc những chứng thư có giá trị tương đương;
  • Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hợp đồng ủy thác (Nếu đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn hình thức ủy thác xuất khẩu);
  • Các loại giấy tờ khác như: Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng,...

Những thủ tục khác cần chuẩn bị khi xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Những thủ tục khác khi xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục kiểm dịch

Để làm thủ tục kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu, doanh nghiệp chỉ cần nộp bộ hồ sơ qua hệ thống một cửa quốc gia. Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu gồm có:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch xuất khẩu
  • Vận đơn
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Mã số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi,...

Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi

Trước khi được xuất khẩu hay lưu thông ra thị trường, thức ăn chăn nuôi cần phải được đăng ký kiểm tra chất lượng. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi gồm có:

  • 03 bản giấy kiểm tra xác nhận chất lượng theo mẫu số 17 tại phục lục ban hành kèm theo nghị định số 39/2017/NĐ-CP;
  • Bản yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng cần được kiểm tra, xác nhận;
  • Bản sao các giấy tờ: Hồ sơ công bố chất lượng, hợp đồng mua bán.

Đơn vị nộp bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng lên Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan kiểm tra xem xét và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung/sửa đổi những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

 Nếu bộ hồ sơ đầy đủ, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp hồ sơ, cơ quan kiểm tra xác nhận chất lượng. Trong đó, thông báo tới doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thời gian và địa điểm thực hiện kiểm tra.

Trên đây là thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi. Hy vọng những chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm xuất nhập khẩu ở bài viết mang tới cho đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu nhiều thông tin bổ ích!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?