Thủ tục xuất khẩu sắn lát chi tiết

SIMBA Logistics

Thủ tục xuất khẩu sắn lát gồm những loại giấy tờ nào? Tiêu chuẩn, điều kiện để sắn lát được phép xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục hải quan xuất khẩu sắn lát. 

Xuất khẩu sắn lát đột ngột tăng mạnh

Xuất khẩu sắn lát đột ngột tăng mạnh

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xu hướng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn những năm trở lại đây tăng rất nhanh. Theo số liệu từ bộ Công Thương, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 904 triệu USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm tới 93% trong tổng khối lượng xuất khẩu sắn của nước ta...

Theo dự báo, nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ các nhà nhập khẩu nước ngoài vẫn tăng trong những năm tiếp theo. Do các nước hiện nay đang tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp năng lượng và thức ăn chăn nuôi cũng chuyển sang nhập khẩu những sản phẩm từ sắn để thay thế. Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của các nước hiện nay đang rất lớn. Mở ra hàng ngàn cơ hội cho các đơn vị xuất khẩu sắn tại Việt Nam. 

Một số tiêu chuẩn sắn lát xuất khẩu

Tiêu chuẩn sắn lát xuất khẩu được quy định tại TCVN 3578:2020. Dưới đây là một số tiêu chuẩn quan trọng mà đơn vị xuất khẩu cần lưu ý:

Về chất lượng

  • Có dạng thái lát, khúc, miếng hoặc nguyên củ phù hợp với yêu cầu trong chế biến tiếp theo. 
  • Màu sắc từ trắng đến trắng ngà tự nhiên hoặc vàng nhạt. Nếu sắn lát có vỏ thì có màu nâu ở vỏ ngoài.
  • Có mùi đặc trưng của tinh bột sắn, không có mùi lạ, không bị đắng.
  • Không phát hiện thấy côn trùng sống nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Không có chứa tạp chất kim loại, vật sắc cạnh.

Về bao gói

Sắn khô được đóng gói trong bao bì phù hợp, sạch, khô và đảm bảo không gây ảnh hưởng tới chất lượng sắn.

Về bao bì nhãn mác

Bao bì bên ngoài phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp chế biến, ngày sản xuất, mục đích sử dụng (dùng cho thực phẩm hoặc dùng cho công nghiệp). Không được đóng gói và vận chuyển lẫn lộn với những mặt hàng khác. 

Về những chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)

Sản phẩm sắn lát và tinh bột sắn xuất khẩu phải đảm bảo các chỉ tiêu ATVSTP mà bên nước nhập khẩu đặt ra như: Dư lượng SO2, kim loại nặng, nấm mốc, vi sinh vật gây hại,...

Quy định về bảo quản

  • Yêu cầu đối với kho bảo quản sắn: Khi bảo quản phải đảm bảo sắn luôn luôn khô, sạch, có mái che, thông thoáng và tránh trường hợp tích tụ nhiệt trong quá trình bảo quản.
  • Trong quá trình bảo quản sắn, kho bảo quản phải được khử trùng định kỳ để tiêu diệt côn trùng sống gây hại. Thông thường, thời gian bảo quản từ 2-3 tháng/lần.
  • Sắn lát có thể được đựng trong các bao hoặc đổ đống trực tiếp trong kho bảo quản. Nếu được đựng trong các bao, yêu cầu các bao sắn phải được xếp trên Pallet cách ẩm với mặt sàn, tường và để theo hàng lối cho tiện kiểm tra, bốc dỡ. Nếu sắn được đổ đống trực tiếp, tường và sàn kho bảo quản phải đảm bảo có khả năng chống ẩm tốt. 

Thủ tục xuất khẩu sắn lát

Thủ tục xuất khẩu sắn lát chi tiết

Chính sách pháp lý

  • Sắn lát không nằm trong danh mục các loại hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó, đơn vị, doanh nghiệp có thể xuất khẩu sắn lát sang thị trường nước ngoài và làm thủ tục xuất khẩu như những mặt hàng thông thường. 
  • Căn cứ vào danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT. Sắn lát nằm trong danh mục vật thể cần phải kiểm dịch thực vật. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu sắn lát, đơn vị cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật. 

Mã HS Code sắn lát

Sắn lát có mã HS Code là 07141011. Trong đó: 

  • 0714 - Sắn, củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem, khoai lang, các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc inulin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa được thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago.
  • 071410 - Sắn thái lát hoặc được làm thành dạng viên
  • 07141011 - Sắn lát đã được làm khô

Thuế xuất khẩu sắn lát hiện nay là bao nhiêu?

Kể từ ngày 05/09/2015, thuế xuất khẩu mặt hàng sắn lát từ 5% sẽ trở về mức cũ là 0%. Mức thuế xuất này được áp dụng từ 5/9 cho đến khi có văn bản mới của Bộ Tài chính.

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu sắn lát

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu sắn lát bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (nếu có)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Thủ tục kiểm dịch thực vật sắn lát

Theo quy định hiện nay, sắn lát và tinh bột sắn dùng làm thực phẩm xuất khẩu phải được cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm dịch theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu sắn lát, đơn vị cần đăng ký xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 

Căn cứ theo Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ hồ sơ kiểm dịch thực vật sắn lát bao gồm: 

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và sau đó đơn vị cần khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch;
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa (Nếu có)
  • Nếu bên đăng ký kiểm dịch thực vật là người được chủ hàng ủy quyền, cần phải có giấy ủy quyền của chủ hàng. 

Thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tới Cục Bảo vệ thực vật. 

Trên đây là chi tiết thủ tục tục xuất khẩu sắn lát  mà Simba muốn chia sẻ tới các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xuất khẩu hay đơn vị đang có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, liên hệ ngay tới Simba qua Hotline 0379 311 688 để nhận được tư vấn nhanh chóng nhất!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?