Thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép chi tiết

SIMBA Logistics

Khi xuất khẩu gỗ ván ép, đơn vị, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ gì? Xuất khẩu gỗ ván ép cần có giấy phép xuất khẩu nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép!

Điều kiện xuất khẩu gỗ ván ép

Gỗ và các sản phẩm được chế biến từ gỗ, trong đó có gỗ ván ép chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân cần kê khai hàng hóa với cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ và các sản phẩm từ gỗ hợp pháp. 

Thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép 

Thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép 

Chính sách pháp lý

Căn cứ theo điều 7 thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 quy định cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

  • Các loại gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước.
  • Xuất khẩu vì mục đích thương mại các sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

Gỗ ván ép không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó, đơn vị, doanh nghiệp có thể xuất khẩu ván ép như những mặt hàng thông thường. Tuy nhiên, khi xuất khẩu gỗ ván ép, doanh nghiệp cần quan tâm tới một số chính sách pháp lý đang được áp dụng hiện nay như sau:

  • Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. 
  • Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản.
  • Văn bản số 07/VBHN-BNNPTNT (2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản.
  • Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT: Ban hành bảng mã số HS Code đối với những mặt hàng chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT, gỗ ván ép thuộc Phụ lục của CITES. Chính vì vậy, khi xuất khẩu gỗ ván ép, đơn vị, doanh nghiệp cần làm thủ tục cấp giấy phép CITES.

Mã HS Code và thuế xuất khẩu gỗ ván ép

Gỗ ván ép nói chung có mã HS Code thuộc nhóm 4412 - Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự. Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể mà gỗ ván ép sẽ có mã HS Code khác nhau. Dưới đây là một số mã HS Code gỗ ván ép xuất khẩu đơn vị có thể tham khảo:

  • 44121000 - Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự của tre.
  • 44123100 - Gỗ dán khác, chỉ bao gồm những lớp gỗ (trừ tre), chiều dày của mỗi lớp không quá 6mm với ít nhất một lớp ngoài(1) bằng gỗ nhiệt đới.
  • 44129400 - Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự loại khác - Tấm khối, tấm mỏng và tấm lót.
  • 44129910 - Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự loại khác với ít nhất một mặt có bề mặt bằng plastic.
  • 44129920 - Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự loại khác với ít nhất một mặt có bề mặt bằng gỗ tếch.

Theo quy định hiện hành, mức thuế suất thuế xuất khẩu ván ép là 0%. Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng xuất khẩu gỗ ván ép cũng là 0%.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu ván ép

Hồ sơ hải quan xuất khẩu ván ép được quy định tại 5 điều 1 thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Cụ thể, hồ sơ hải quan xuất khẩu ván ép gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Bảng kê khai lâm sản có dấu xác nhận của Kiểm lâm cơ cấp Hạt, cấp Chi cục
  • Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 được quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết giúp các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép dễ dàng hơn trong quy trình làm thủ tục thông quan! Nếu đơn vị đang có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa hay đang gặp khó khăn về thủ tục hải quan xuất khẩu, hãy để lại lời nhắn ở bên dưới để nhận được tư vấn nhanh nhất!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?