Chi tiết thủ tục xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay

SIMBA Logistics

 

Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chính vì vậy thủ tục xuất khẩu gạo gồm những giấy tờ, chứng từ nào là băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp. Theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí chi tiết nhất thủ tục hải quan xuất khẩu gạo gồm có những gì!

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng

Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm gần đây liên tục ghi nhận những tín hiệu tích cực. Đặc biệt hơn trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do. Đáng chú ý hơn cả khu vực ASEAN không có điều kiện tốt để sản xuất lúa gạo. Kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu lúa gạo ngày càng tăng cao. Điều đó đã mang tới cho các doanh nghiệp ngành lúa gạo có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường nước ngoài.

Philippines, Trung Quốc, Malaysia đang là 3 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong đó Philippines là thị trường dẫn đầu, chiếm xấp xỉ 50% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2022, gạo là một trong 28 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (Theo số liệu của Bộ Công Thương).

Thủ tục xuất khẩu gạo gồm có những gì?

Xuất khẩu gạo cần những thủ tục gì là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những đơn vị mới xuất khẩu gạo lần đầu. Nhìn chung thủ tục xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hay sang các thị trường khác đều sẽ tương tự nhau. Cụ thể doanh nghiệp có thể tham khảo thủ tục gạo xuất khẩu dưới đây: 

Quy định xuất khẩu gạo

Một số quy định pháp luật về xuất khẩu gạo mà doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm: 

  • Nghị định số 109/2010/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo;
  • Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo;
  • Thông tư số 30/2018/TT-BCT: Quy định về một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/08/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;
  • Văn bản số 02/VBHN-BCT (2018): Quy định về một số điều trong Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Mã HS Code và biểu thuế xuất khẩu gạo

Tùy vào từng loại gạo mà sẽ có mã HS Code khác nhau. Theo đó mã HS Code của gạo xuất khẩu thuộc Chương 10 - Ngũ cốc, nhóm 1006. Cụ thể dưới đây là mã HS Code chi tiết của từng loại gạo doanh nghiệp có thể tham khảo:

 

Mã HS Code

Mô tả

100610

Thóc:

10061010

Để gieo trồng

10061090

Loại khác

100620

Gạo lứt:

10062010

Gạo Hom Mali

10062090

Loại khác

100630

Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):

10063030

Gạo nếp

10063040

Gạo Hom Mali

Đối với thuế thì khi xuất khẩu gạo, doanh nghiệp cần phải đóng 2 khoản thuế là thuế VAT và thuế xuất khẩu. Cụ thể thì: 

  • Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với những mặt hàng xuất khẩu, trong đó có gạo xuất khẩu là 0%.
  • Thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu đối với gạo hiện nay là 0%.

Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Invoice
  • Packing List
  • Giấy chứng nhận đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
  • Hợp đồng ủy thác trong trường hợp doanh nghiệp thuê một đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác xuất khẩu

Simba - Đơn vị ủy thác xuất khẩu gạo trọn gói, chuyên nghiệp

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xuất khẩu gạo mà Simba muốn gửi tới doanh nghiệp. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thật nhiều thông tin bổ ích. Để từ đó mở rộng thị trường, đưa hạt gạo Việt Nam vươn tầm thế giới. Nếu đơn vị còn bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo, liên hệ ngay tới Simba qua Hotline 0379 311 688 để nhận được tư vấn!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?