Thủ tục xuất khẩu bánh tráng theo quy định mới hiện nay

SIMBA Logistics

Xuất khẩu bánh tráng cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục gì? Những giấy phép nào cần chuẩn bị khi xuất khẩu bánh tráng? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thủ tục xuất khẩu bánh tráng theo quy định mới hiện nay!

Những giấy phép cần chuẩn bị khi xuất khẩu bánh tráng

Những giấy phép cần chuẩn bị khi xuất khẩu bánh tráng

Giấy phép lưu hành tự do – CFS

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là giấy chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa được ghi trong CFS. Việc xin giấy phép lưu hành tự do nhằm chứng nhận sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do xuất khẩu nói chung và xuất khẩu bánh tráng nói riêng bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp CFS (Theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg);
  • Bản sao tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với những sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn dán hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
  • Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép lưu hành tự do.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực trong vòng 02 năm kể từ ngày cấp.

Giấy chứng nhận y tế – HC 

Giấy chứng nhận y tế là loại giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm. Hồ sơ đề nghị cấp Health Certificate cho 01 (một) lô hàng bánh tráng xuất khẩu gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận y tế bánh tráng xuất khẩu theo mẫu quy định.
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc trong lô hàng xuất khẩu. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y tế công nhận hoặc chỉ định.
  • Nhãn sản phẩm (Bản sao có dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bánh tráng.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm/ISO 22000 hoặc HACCP.
  • Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công trong trường hợp công ty không trực tiếp sản xuất.

Thủ tục xuất khẩu bánh tráng

Thủ tục xuất khẩu bánh tráng

Khi cá nhân, đơn vị xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào sang thị trường nước ngoài, việc tìm hiểu chi tiết thủ tục xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nắm được thủ tục xuất khẩu, thời gian chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ nhanh chóng hơn rất nhiều. Từ đó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Dưới đây là chi tiết thủ tục hải quan xuất khẩu bánh tráng mà cá nhân, đơn vị có thể tham khảo:

Chính sách pháp lý

Bánh tráng không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó, cá nhân, đơn vị có thể xuất khẩu bánh tráng sang thị trường nước ngoài. Thủ tục xuất khẩu bánh tráng tương tự như thủ tục xuất khẩu các loại hàng hóa thông thường khác. 

Mã HS Code bánh tráng

Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu, bánh tráng có mã HS Code là 19059070. Trong đó: 

  • 1905 - Bánh mì, bánh bột nhào, bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không có chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp sealing wafers, bánh đa và những  sản phẩm tương tự.
  • 190590 - Loại khác
  • 19059070 - Bánh thánh, bánh xốp sealing wafers, bánh đa và những loại bánh khác tương tự

Hồ sơ hải quan xuất khẩu bánh tráng gồm những gì?

Hồ sơ hải quan xuất khẩu bánh tráng được quy định tại khoản 5 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư số 38/2015/TT-BTC). Cụ thể, bộ hồ sơ xuất khẩu bánh tráng gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận tải đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ bánh tráng
  • Giấy phép lưu hành tự do
  • Giấy chứng nhận y tế
  • Giấy phép xuất khẩu (Nếu có)
  • Những giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Trên đây là chi tiết về thủ tục xuất khẩu bánh tráng theo quy định mới nhất hiện nay. Nếu cá nhân, đơn vị đang có nhu cầu xuất khẩu bánh tráng nhưng còn gặp khó khăn khi làm thủ tục hải quan, liên hệ ngay tới Simba qua Hotline 0379 311 688 để nhận được tư vấn chi tiết!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?