Thủ tục nhập khẩu xe nâng

SIMBA Logistics

Xe nâng là phương tiện không thể thiếu trong các nhà kho, kho hàng hóa trong ngành Logistics. Khi nhập khẩu phương tiện này, một trong những điều cần quan tâm là thủ tục nhập khẩu sẽ nâng được quy định như thế nào? Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu xe nâng thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về sản phẩm

Thông tin về nguồn hàng xe nâng

Được xuất hiện phổ biến trong các kho hàng, xe nâng ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Theo đó chúng được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa nặng trên quãng đường dài ở nhiều địa hình khác nhau.

Với những ưu điểm vượt trội như bền bỉ, hoạt động với hiệu suất cao, cắt giảm thời gian và công sức cần thiết để vận chuyển hàng, xe nâng ngày càng được nhiều doanh nghiệp, chủ kho quan tâm và nhập khẩu về. 

Chính sách nhập khẩu xe nâng

Xe nâng có bị cấm nhập khẩu không?

Căn cứ vào nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013, các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không có tên trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể nhập khẩu xe nâng về hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 lại có quy định những dòng xe nâng người nhập khẩu, xe cẩu đã qua sử dụng, có độ tuổi 10 năm từ ngày sản xuất không được phép nhập khẩu nữa và nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý điều này khi nhập khẩu xe nâng về. 

Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định được nêu rõ trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì những dòng xe xúc, xe cẩu hay xe nâng dù là hàng mới hay cũ nhưng số máy, số khung đã bị chỉnh sửa hoặc dập lại thì cũng nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu.

Nhập khẩu xe nâng có cần đăng ký kiểm tra chất lượng không?

  • Căn cứ vào thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định về danh mục các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải thì mặt hàng xe nâng thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó trước khi được thông quan phải được kiểm tra chất lượng, có chứng nhận đăng ký thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu hoặc công bố hợp chuẩn.
  • Căn cứ theo quy định tại mục VII.71, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BGTVT, khi nhập khẩu mặt hàng xe nâng cần phải có giấy chứng nhận đăng ký đăng kiểm hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra chất lượng sau khi được thông quan và trước khi đưa ra thị trường.

Quy định về nhập khẩu xe nâng

Quy định về nhập khẩu xe nâng

Mã HS Code và biểu thuế nhập khẩu xe nâng

Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, phương tiện xe nâng thuộc nhóm HS Code 8427. Cụ thể thì:

  • Nhóm 8427: Nhóm các loại xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng
  • 84271000: Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
  • 84272000: Xe tự hành khác
  • 84279000: Các loại xe khác. 

Theo đó các phương tiện vận chuyển thuộc nhóm 8427 có thuế nhập khẩu thông thường là 5%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% và thuế VAT là 10%. Và ngoài ra nếu nhập khẩu từ Trung Quốc thì xe nâng nhập khẩu sẽ được áp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean - Trung Quốc (ACFTA) là 0%.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT: Quy định về danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải.
  • Công văn số 5662/BGTVT-KHCN: Vướng mắc về kiểm tra chất lượng mặt hàng xe nâng nhập khẩu.
  • Thông tư 41/2018/TT-BGTVT: Quy định về danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường.

Thủ tục nhập khẩu xe nâng

Đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Sau khi bên doanh nghiệp nhập khẩu nhận được giấy báo từ hãng tàu, doanh nghiệp sẽ phải cử người đại diện tiến hành làm thủ tục đăng ký chuyên ngành cho xe nâng. Đối với thủ tục này, hiện nay người đại diện doanh nghiệp có thể tiến hành hoàn tất trực tuyến qua cổng thông tin một cửa quốc gia.

Làm thủ tục hải quan

Sau khi người đại diện doanh nghiệp hoàn tất việc truyền tờ khai hải quan nhập khẩu xe nâng, tiếp theo là đưa hồ sơ xuống chi cục hải quan để làm thủ tục nhập khẩu. 

Đem hàng về kho

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giải phóng hàng về kho để bảo quản khi chờ đăng kiểm kiểm tra thì phải trình lên công văn xin được mang hàng về khi. Mẫu công văn này được nêu rõ trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Kiểm tra đăng kiểm thực tế

Sau khi hàng hóa được đưa về kho để bảo quản, bên kiểm tra chất lượng chuyên ngành và đăng kiểm sẽ xuống tận kho để kiểm tra thực tế hàng hóa. Kết quả kiểm định sẽ có sau 1 tuần tính từ ngày hồ sơ được xét. 

Thông quan hàng hóa

Sau khi nhận được kết quả kiểm tra chất lượng, hải quan sẽ hoàn tất thủ tục nhập khẩu phương tiện xe nâng. Từ đó doanh nghiệp đã có thể thông quan hàng hóa. 

Trên đây là một số thông tin về thủ tục nhập khẩu xe nâng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu hoặc còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục nhập khẩu phương tiện xe nâng thì hãy liên hệ tới chúng tôi qua Hotline để được tư vấn nhé! Hoặc đơn giản bạn có thể để lại lời nhắn ở mục bên tay phải cuối màn hình để được tư vấn trực tiếp!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?