Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu motor điện chi tiết

SIMBA Logistics

Motor điện là loại động cơ được dùng trong hầu hết các hoạt động phục vụ đời sống hay các hoạt động sản xuất, chế biến. Tận dụng nguồn hàng nhập khẩu motor điện lớn và đa dạng trên thị trường quốc tế, nhiều người đã lựa chọn kinh doanh mặt hàng này để kiếm lời. Vậy thủ tục nhập khẩu motor điện là gì? Hãy cùng Simba tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Thông tin cơ bản về motor điện

Motor điện là gì?

Motor điện hay mô tơ điện, động cơ điện là loại động cơ chuyển đổi từ năng lượng điện sang năng lượng cơ học. Hầu hết các loại motor điện hoạt động theo hiệu ứng từ, còn một số là động cơ hoạt động dựa trên hiệu ứng áp điện và thường là động cơ cỡ nhỏ.

Motor điện khi nhập khẩu được phân ra thành 3 loại như sau:

  • Động cơ điện có công suất dưới 0,75kW;
  • Động cơ điện có công suất từ 0,75kW tới 150kW;
  • Động cơ điện có công suất cao hơn 150kW.

Cấu tạo và cơ chế hoạt động của motor điện

Cấu tạo chính của motor điện gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động (rotor) được quấn nhiều vòng dây dẫn hoặc có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên stator và rotor được kết nối với nguồn điện sẽ sinh ra từ trường xung quanh nó. Sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay quanh trục hay mômen của rotor. Trong quá trình quay, từ trường sẽ quét qua các thanh của rotor, tạo ra sức điện động cảm ứng tạo ra dòng điện. Vật dẫn mang dòng điện nằm trong từ trường tương tác với nhau, tạo ra lực điện từ. Các lực này sẽ tạo ra một mômen quay với trục rotor, làm cho rotor quay theo chiều của từ trường.

Thủ tục nhập khẩu motor điện 

Thủ tục nhập khẩu motor điện

Chính sách nhập khẩu motor điện

Thủ tục nhập khẩu motor điện về Việt Nam được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:

  • Căn cứ vào Khoản 3, Điều 1, Quyết định số 04/2017/QĐ-TTG: Mặt hàng motor điện (động cơ điện) nhập khẩu cần phải thực hiện đo hiệu suất năng lượng tối thiểu theo Tiêu chuẩn TCVN 7540-1:2013. Đồng thời phải đăng ký và dán nhãn năng lượng trước khi được lưu thông trên thị trường. Việc dán nhãn năng lượng chỉ áp dụng cho những loại động cơ điện có công suất từ 0,75kW đến 150kW, doanh nghiệp cần tham khảo danh mục các loại động cơ điện cần dán nhãn theo Tiêu chuẩn TCVN 7540-1:2013.
  • Căn cứ Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 36/2016/TT-BCT: Trước khi mặt hàng động cơ điện được lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu cần làm hồ sơ đăng ký dán nhãn gửi cho Bộ Công Thương.
  • Căn cứ Mục 2, Công văn số 1786/TCHQ-GSQL: Doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản cần phải có cam kết nộp bổ sung chứng nhận kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu cho Chi cục Hải quan. Không yêu cầu doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận đã đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng. 
  • Motor điện nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Ngoài ra, motor điện đã qua sử dụng cũng không nằm trong danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhập khẩu motor điện đã qua sử dụng phải thực hiện quy trình nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 18/2019/QĐ-TTG.

Mã HS và thuế nhập khẩu motor điện

Việc xác định HS Code mặt hàng motor điện nhập khẩu phải được dựa trên đặc điểm, tính chất của hàng hóa. Doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS tại chương 85, nhóm 8501 - Động cơ điện và máy phát điện

Thuế giá trị gia tăng (VAT) của mặt hàng motor điện (động cơ điện) là 10%, thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ tùy thuộc vào từng mã HS khác nhau. Doanh nghiệp cũng có thể liên lạc tới Simba để được tư vấn mã HS và thuế motor điện nhập khẩu chính xác nhất.

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu motor điện bao gồm những giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Vận đơn (Bill of Lading);
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List);
  • Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ (C/O);
  • Giấy đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng;
  • Kết quả đo hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Quy định về dán nhãn năng lượng motor điện

Quy định về dán nhãn năng lượng motor điện

Căn cứ Thông tư số 23/VBHN-BCT về quy định dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng: Sau khi doanh nghiệp tự lấy mẫu motor điện theo phương pháp lấy mẫu thử nghiệm dựa trên tiêu chuẩn và quy định của Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần gửi mẫu tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và lấy phiếu kết quả thử nghiệm.

Đăng ký dán nhãn năng lượng

Trước khi đưa mặt hàng motor điện ra thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho motor điện;
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cung cấp;
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm đủ điều kiện (Đối với trường hợp thử nghiệm dán nhãn năng lượng bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
  • Mẫu dán nhãn năng lượng motor điện dự kiến.

Dán nhãn năng lượng

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng tới Bộ Công Thương, doanh nghiệp nhập khẩu được phép tự dán nhãn năng lượng. Tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

Nhãn năng lượng phải chứa đầy đủ những thông tin sau:

  • Tên nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhập khẩu;
  • Mã hiệu thiết bị;
  • Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
  • Tiêu chuẩn/Quy định áp dụng.
  • Doanh nghiệp được quyền lựa chọn và thay đổi nhãn năng lượng để phù hợp với thiết bị, tuy nhiên không được gây ảnh hưởng tới thông tin trên nhãn theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ ủy thác nhập khẩu motor điện tại Simba Group

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, Simba là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu hàng đầu hiện nay. Với dịch vụ ủy thác nhập khẩu, Simba sẽ thay thế doanh nghiệp làm tất cả các thủ tục cần thiết để nhập khẩu, thông quan hàng hóa như: Đàm phán với nhà cung cấp, khai, nộp thuế, thanh toán cho nhà cung cấp,... 

Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo nhận được giải pháp nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng - an toàn - hiệu quả nhất bởi những lý do sau:

  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, thành thạo tiếng Trung và tiếng Anh, luôn đồng hành và giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
  • Quy trình làm việc khép kín và chuyên nghiệp, bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng.
  • Xử lý chính xác và nhanh chóng các thủ tục hải quan.
  • Dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, giao hàng đúng thời gian đã hẹn.
  • Hàng hóa được đóng gói cẩn thận đảm bảo an toàn, không thất lạc.

Trên đây là toàn bộ bài viết về thủ tục nhập khẩu motor điện mà Simba muốn gửi tới các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã gửi tới doanh nghiệp những thông tin hữu ích để nhập khẩu motor điện thuận lợi và hiệu quả nhất. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu tại Simba, hãy liên hệ ngay qua hotline 0379 311 688 để được tư vấn chi tiết!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?