Thủ tục nhập khẩu thép

SIMBA Logistics

Thủ tục nhập khẩu thép là một trong những vấn đề phức tạp đối với các cá nhân, doanh nghiệp khi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này. Sở dĩ khó khăn là vì các quy định nhập khẩu thép có rất nhiều thông tư, văn bản của chính phủ khác nhau.

Thông tin về sản phẩm

Thủ tục nhập khẩu thép

Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thép nhiều nhất từ Trung Quốc. Là một nước có thị trường xuất khẩu thép lớn trên thế giới, chất lượng thép đảm bảo độ bền cao, Trung Quốc đang là thị trường được nhiều đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn. 

Thép là một loại hợp kim được hình thành chủ yếu từ hai thành phần chính là Sắt (Fe), Cacbon (C) và một số thành phần nguyên tố khác. Trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay, thép là loại nguyên vật liệu không thể thiếu. Theo đó giúp làm gia tăng sự vững chãi cũng như tuổi thọ cho công trình.

Chính sách nhập khẩu thép

Thép không nằm trong danh mục các loại hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, thuộc loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Vì vậy đơn vị, doanh nghiệp có thể nhập khẩu thép hoàn toàn bình thường. 

Căn cứ vào thông tư số 14/2017/TT-BCT, hiện nay khi nhập khẩu thép về thì đơn vị, doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép như trước đây nữa. Theo đó doanh nghiệp cần tham khảo thông tư  liên tục số 58/2015/TTLT-BCT-BKHC và văn bản hợp nhất số 17/2017/VBHN-BCT. Hai văn bản này đã chỉ rõ những quy định về việc quản lý chất lượng thép được sản xuất trong nước nhập khẩu.

Quy định về nhập khẩu thép

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và 07/2017/TT-BKHCN quy định thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu. 
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và 02/2017/TT-BKHCN quy định về giáy chứng nhận công bố hợp quy.
  • Thông tư số 14/2017/TT-BCT bãi bỏ 12/2015/TT-BCT chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động thép.

Mã HS Code

Thép có rất nhiều loại khác nhau nên dựa vào đó sản phẩm này cũng có nhiều mã HS Code. Theo đó một số mã HS Code của nhóm mặt hàng thép có thể kể đến như:

Mã HS Code

Mô tả hàng hóa

7206

Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 72.03)

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm.

7308

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7211

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7212

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7213

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, nhưng kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán.

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.

7216

Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.

7217

Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.

7218

Thép không gỉ ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; bán thành phẩm của thép không gỉ.

7219

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên.

7220

Các sản phẩm thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

72210000

Thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều.

7222

Thép không gỉ dạng thanh và que khác; thép không gỉ ở dạng góc, khuôn và hình khác.

7223

Dây thép không gỉ.

 

Hồ sơ nhập khẩu

Hồ sơ nhập khẩu thép bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Bản kê khai thép nhập khẩu có xác nhận của Bộ Công Thương
  • Các chứng từ khác theo quy định (nếu có).

Thủ tục nhập khẩu thép 

Khi làm thủ tục hải quan mặt hàng thép, ngoài các thủ tục với hàng hóa thông thường, cần tiến hành đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khập khẩu với Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thông báo với cơ quan hải quan số đơn đăng ký. Theo đó thủ tục nhập khẩu thép cụ thể như sau:

  • Kiểm tra chất lượng: Đối với các loại thép bắt buộc cần kiểm tra chất lượng thuộc danh mục theo quyết định số 3810/ QĐ- BKHCN thì bạn cần tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để kiểm tra chất lượng. Trong vòng 01 ngày làm việc, bạn nhận lại bản đăng ký kiểm tra chất lượng  có xác nhận đã đăng ký của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và nộp cho cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa.
  • Làm thủ tục hải quan: Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ nhập khẩu, bạn tiến hành khai hải quan và nộp hồ sơ cho cơ quan Hải quan. 
  • Làm giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm và nộp cho Hải quan: Mặt hàng thép thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Vì vậy khi nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp cần phải làm giấy chứng nhận hợp quy cho mặt hàng. 

Trên đây là một số thông tin về thủ tục nhập khẩu thép mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua những chia sẻ ở bài viết giúp bạn đọc nắm rõ hơn về các thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép để từ đó việc thông quan hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Và ngoài ra nếu bạn đang có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào về thủ tục nhập khẩu nói chung và thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép nói riêng hoặc đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam thì hãy liên hệ tới chúng tôi qua Hotline 037.931.1688 để được tư vấn nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?