Thủ tục nhập khẩu máy cắt sắt thủy lực

SIMBA Logistics

Bạn đang có nhu cầu nhập máy cắt sắt thủy lực với số lượng lớn nhưng còn băn khoăn về thủ tục nhập khẩu phức tạp? Bạn còn chưa nắm rõ được hồ sơ nhập khẩu thiết bị này bao gồm những gì? Đừng lo, những thông tin mà Simba bật mí ngay dưới đây là dành cho bạn. Theo dõi hết bài viết để cập nhất những kiến thức bổ ích về thủ tục xuất nhập khẩu!

Thông tin về sản phẩm

máy cắt sắt thủy lực

Một số thông tin tổng quan về máy cắt sắt thủy lực bạn có thể tham khảo như:

  • Công dụng: Là thiết bị được dùng để cắt các vật cứng như sắt, thép, đá, kim loại,…Từ đó góp phần tăng hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian.
  • Chất liệu: Máy được làm bằng chất liệu hợp kim cao cấp với lớp sơn tĩnh điện có khả năng chống rỉ sét, ăn mòn bao phủ bên ngoài. Động cơ điện được làm từ dây đồng tốt. 
  • Cấu tạo: Có 5 bộ phận chính bao gồm phần lưỡi cắt, động cơ, thủy lực phun nước, vỏ máy và đế máy. 
  • Đặc điểm: Đặc điểm nổi bật của dòng máy này là hoạt động nhờ hệ thống thủy lực. Điều này giúp trong suốt quá trình cắt, máy không gặp phải tình trạng nóng máy hay bị bụi. 
  • Ứng dụng: Được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, xưởng cơ khí, nhà máy, khu công nghiệp,…

Thủ tục nhập khẩu máy cắt sắt thủy lực

Cũng tương tự như việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị công nghiệp khác, thủ tục cũng như hồ sơ nhập khẩu máy cắt sắt thủy lực không quá phức tạp. Cụ thể thì dưới đây là các thông tin chi tiết:

Mã HS Code

Căn cứ biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, máy cắt sắt thủy lực có mã HS Code là 84615010. Cụ thể thì:

  • Nhóm 8461 là nhóm máy bào, máy bào ngang, máy xọc, máy chuốt, máy cắt bánh răng, mài hoặc máy gia công răng lần cuối, máy cưa, máy cắt đứt và các loại máy công cụ khác gia công bằng cách bóc tách kim loại hoặc gốm kim loại, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác.
  • Nhóm 846150 là nhóm máy cưa hoặc máy cắt đứt.
  • Mã HS 84615010 là máy cưa hoặc máy cắt đứt chạy bằng điện. 

Căn cứ pháp lý

Căn cứ vào Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT về danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được, máy cắt sắt thủy lực sẽ được nhập khẩu bình thường mà không cần phải qua quy trình nhập khẩu đặc biệt.

Biểu thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu dòng máy cắt sắt thủy lực được quy định cụ thể như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% (Căn cứ vào Thông tư số 83/2014/TT-BTC).
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 7.5% (Căn cứ vào Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg).
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5% (Căn cứ vào Nghị định số 57/2020/NĐ-CP).
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean - Trung Quốc (ACFTA): 0% (Căn cứ vào Nghị định số 153/2017/NĐ-CP).

Hồ sơ nhập khẩu

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, hồ sơ cũng như thủ tục nhập khẩu đối với dòng máy cắt sắt thủy lực bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hợp đồng thương mại (Commercial Contract)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn đường biển (Bill of lading)
  • Tờ khai hải quan hàng nhập
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (nếu có).

Chắc hẳn thông qua những chia sẻ ở bài viết trên, bạn cũng đã phần nào nắm được thủ tục nhập khẩu máy cắt sắt thủy lực rồi đúng không? Simba hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ ở trên thực sự bổ ích đối với bạn đọc. Và đừng quên nếu còn có bất kỳ băn khoăn nào về các thủ tục xuất nhập khẩu thì hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ tới Simba qua Hotline 037.931.1688 để được tư vấn kịp thời nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?