Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện

SIMBA Logistics

Với sản phẩm đa dạng và có nhiều chủng loại khác nhau, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện có phức tạp không? Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu dây cáp điện nhưng còn băn khoăn về thủ tục nhập khẩu thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí nhé!

Thông tin về sản phẩm

Thông tin nguồn hàng dây cáp điện

Là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống, sản xuất, xây dựng,...dây cáp điện đóng một vai trò vô cùng quan trọng hiện nay. Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu dây cáp điện hiện nay cũng ngày càng tăng. 

Dây cáp điện dùng để truyền tải điện hay dùng để đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng. Cấu tạo bao gồm:

  • Ruột dẫn điện
  • Lớp cách điện
  • Chất độn
  • Băng quấn
  • Lớp vỏ bọc trong
  • Giáp kim loại bảo vệ
  • Lớp vỏ bọc ngoài.

Chính sách nhập khẩu dây cáp điện

Theo quy định, dây cáp điện không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Chính vì vậy công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện bình thường theo đúng quy định.

Căn cứ Thông tư 22/2011/TT-BKHCN, đối với các loại dây điện bọc nhự PVC có điện áp định danh từ 450/750V trở xuống nếu muốn nhập khẩu về Việt Nam cần phải kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh đó Thông tư 27/2012/TT-BKHCN cũng đã quy định dây cáp điện loại này sẽ phải kiểm tra chuyên ngành khi dây điện nhập khẩu là:

  • Hàng hoá ngoại giao
  • Hàng triển lãm hội chợ;
  • Quà biếu, quà tặng;
  • Hành lý cá nhân;
  • Các thiết bị phục vụ cho dự án về quốc phòng an ninh,...

Dưới đây là các loại cáp không phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu:

  • Các loại cáp điện không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN. Đây là các loại dây cáp đã được lắp sẵn đầu nối.
  • Các loại cáp thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 - Nhóm mặt hàng quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  • Các loại cáp điện không bọc nhựa PVC mà bọc bằng chất cách điện khác.

Lưu ý: 

  • Bên cạnh bắt buộc phải kiểm tra chuyên ngành, dây cáp điện nhập khẩu cũng cần phải được đánh giá, chứng nhận hợp quy.
  • Mặc dù sẽ có các loại cáp điện không phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm và ghi nhãn hàng hóa theo quy định trước khi hàng được lưu thông trên thị trường. 

Quy định về nhập khẩu dây cáp điện

Mã HS Code và biểu thuế nhập khẩu

Dây cáp điện có mã HS Code thuộc nhóm 8544 - Nhóm các loại dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) có cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối. Dưới đây là mã HS Code và biểu thuế nhập khẩu của một vài loại cáp điện bạn đọc có thể tham khảo:

Mã HS

Mô tả sản phẩm

NK thông thường (%)

NK ưu đãi (%)

VAT (%)

8544

Dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) có cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối.

 

 

 

 

Dây đơn dạng cuộn:

 

 

 

854411

Bằng đồng:

 

 

 

85441120

Có một lớp phủ ngoài hoặc bọc bằng giấy, vật liệu dệt hoặc poly(vinyl clorua)

22.5

15

10

85441130

Có lớp phủ ngoài bằng dầu bóng (lacquer)

22.5

15

10

85441140

Có lớp phủ ngoài bằng men tráng (enamel)

22.5

15

10

85441190

Loại khác

15

10

10

85441900

Loại khác

7.5

5

10

854420

Cáp đồng trục và các dây dẫn điện đồng trục khác:

 

 

 

 

Cáp cách điện đã gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:

 

 

 

85442011

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

15

10

10

85442019

Loại khác

15

10

10

 

Cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:

 

 

 

85442021

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

15

10

10

85442029

Loại khác

15

10

10

 

Cáp cách điện đã gắn với đầu nối, dùng cho điện áp trên 66 kV:

 

 

 

85442031

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

5

0

10

85442039

Loại khác

3

2

10

 

Cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp trên 66 kV:

 

 

 

85442041

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

5

0

10

85442049

Loại khác

3

2

10

854430

Bộ dây đánh lửa và bộ dây khác loại sử dụng cho xe, phương tiện bay hoặc tàu thuyền:

 

 

 

 

Bộ dây điện cho xe có động cơ:

 

 

 

 

Cách điện bằng cao su hoặc plastic:

 

 

 

85443012

Loại dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11

30

20

10

85443013

Loại khác

30

20

10

 

Loại khác:

 

 

 

85443014

Loại dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11

30

20

10

85443019

Loại khác

30

20

10

 

Loại khác:

 

 

 

85443091

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

7.5

5

10

85443099

Loại khác

7.5

5

10

 

Dây dẫn điện khác, dùng cho điện áp không quá 1.000V:

 

 

 

854442

Đã lắp với đầu nối điện:

 

 

 

 

Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80V:

 

 

 

85444211

Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

5

0

10

85444213

Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy

5

0

10

85444219

Loại khác

5

0

10

 

Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80V nhưng không quá 1.000V:

 

 

 

85444221

Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

5

0

10

85444223

Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy

5

0

10

85444229

Loại khác

5

0

10

 

Cáp ắc quy:

 

 

 

 

Cách điện bằng cao su hoặc plastic:

 

 

 

85444232

Cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11

22.5

15

10

85444233

Loại khác

22.5

15

10

 

Loại khác:

 

 

 

85444234

Cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11

22.5

15

10

85444239

Loại khác

22.5

15

10

 

Loại khác:

 

 

 

85444294

Cáp điện cách điện bằng plastic, có đường kính lõi không quá 5 mm

25.5

17

10

85444295

Cáp điện cách điện bằng plastic, có đường kính lõi trên 5mm nhưng không quá 19,5 mm

25.5

17

10

85444296

Cáp điện khác cách điện bằng plastic

25.5

17

10

85444297

Cáp điện cách điện bằng cao su hoặc giấy

15

10

10

85444298

Cáp dữ liệu dạng dẹt có hai sợi hoặc hơn

15

10

10

85444299

Loại khác

15

10

10

 

Căn cứ pháp lý

Các văn bản pháp lý quy định về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện bao gồm:

  • QCVN 4:2009/BKHCN;
  • Thông tư 22/2011/TT-BKHCN;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung từ Thông tư 39/2018/TT-BTC;
  • Thông tư 18/2019/QĐ-TTg.

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện

Chính sách nhập khẩu dây cáp điện

Lên tờ khai hải quan

Bộ hồ sơ để lên tờ khai hải quan bao gồm các loại giấy tờ như:

  • Hợp đồng mua bán;
  • Hóa đơn thương mại;
  • Bản kê hàng hóa;
  • Vận đơn;
  • Giấy chứng nhận hợp quy;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…

Đăng ký kiểm tra chất lượng

Có 2 cách để đăng ký kiểm tra chất lượng dây cáp điện nhập khẩu là:

  • Đăng ký trực tuyến: Đối với cách này, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra chất lượng qua cổng thông tin 1 cửa Quốc gia tại Website https://vnsw.gov.vn/.
  • Đăng ký trực tiếp: Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

Lưu ý: Đối với những đơn hàng nhập khẩu với số lượng quá ít, doanh nghiệp có thể làm đơn xin miễn kiểm tra chất lượng sản phẩm. 

Nộp hồ sơ hải quan

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu và giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp nộp cho cơ quan Hải quan để được thông quan hàng hóa.

Vận chuyển hàng hóa về kho

Đối với những lô hàng cần được kiểm tra mẫu, sau khi đưa hàng về kho, doanh nghiệp cần gửi mẫu đi kiểm tra. Doanh nghiệp có thể đăng ký bước kiểm tra mẫu mày trên cổng thông tin điện tử 1 cửa Quốc gia. 

Trên đây là một số thông tin về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục nhập khẩu hay đang có nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam thì hãy liên hệ tới Simba qua Hotline 037.931.1688 để được tư vấn nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?