Thủ tục nhập khẩu bàn chặt

SIMBA Logistics

Bàn chặt được sử dụng nhiều bởi những người kinh doanh thịt tươi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy thủ tục nhập khẩu bàn chặt bao gồm những gì? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thông tin về sản phẩm bàn chặt

Chất liệu

Bàn chặt được làm chủ yếu từ thép không gỉ. Lý do nhà sản xuất dùng theo không gỉ làm phần khung bàn là để bàn chắc chắn hơn, bền hơn khi chịu tác động lớn trong một thời gian dài. Riêng phần mặt bàn được làm từ inox để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phần, bảo vệ sức khỏe của người dùng.

Thông số và nguyên lý hoạt động

Bàn chặt được thiết kế với nhiều kích cỡ khác nhau tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Dưới đây, SIMBA GROUP xin giới thiệu cho bạn kích cỡ của một loại bàn chặt tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất để bạn tham khảo nhé

  • Kích thước (Dài x rộng x cao): 1200 x 800 x 800.
  • Mặt bàn được tạo hình bằng máy gấp thuỷ lực, đường nét sắc sảo, chắc chắn.
  • Có hệ thống tăng cứng: Mặt bàn có gỗ cứng bên dưới
  • Các mối hàn được thực hiện bằng công nghệ hàn TIG có khí Ar bảo vệ chống oxy hóa.
  • Chân bàn bọc lót cao su có bộ tăng chỉnh chiều cao.

Công dụng chính

Ngoài được sử dụng nhiều bởi các tiêu thương kinh doanh thịt sạch. Bàn chặt còn được sử dụng nhiều tại các nhà hàng và quán ăn nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn. Thậm chí hiện nay, bàn chặt inox còn trở thành một vật dụng phải có trong nhà bếp của các nhà hàng.

Thủ tục nhập khẩu bàn chặt

Mã HS code

Mã HS code của bàn chặt khi nhập khẩu về Việt nam là: 94032090, thuộc nhóm 9403.

Đây là nhóm những mặt hàng đồ nội thất và các bộ phận của chúng. Bàn chặt nằm ở phân nhóm 20 bởi chất liệu sản xuất chính của bàn chặt là kim loại (inox, thép không gỉ).

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/06/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.
  • Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.

Dựa vào 2 thông tư trên, khi nhập khẩu bàn chặt về Việt Nam bạn có thể nhập khẩu bình thường mà không cần trải qua các quy trình nhập khẩu đặc biệt.

Biểu thuế nhập khẩu

Bạn chú ý biểu thuế khi nhập khẩu bàn chặt cụ thể như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15%
  • Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng): 10%
  • Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc khi có C/O form E: 10% 

Hồ sơ nhập khẩu

Hồ sơ nhập khẩu bàn chặt inox cụ thể bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading/Air waybill
  • C/O nếu có
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Liên hệ nhập khẩu

Trên đây là thông tin về thủ tục nhập khẩu bàn chặt inox mà SIMBA GROUP muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Nếu bạn đang gặp bất cứ khó khăn gì về thủ tục xuất nhập khẩu hoặc bạn đang muốn tìm nguồn hàng chất lượng để kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với SIMBA GROUP qua hotline: 037.931.1688  để được tư vấn miễn phí.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?