Quy trình và thủ tục xuất khẩu nông sản tại Việt Nam

SIMBA Logistics

Xuất khẩu nông sản tại Việt Nam hiện nay đã không còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và đã có dấu hiệu khởi sắc hơn. Chuỗi cung ứng cũng đã dần khôi phục và ổn định. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản muốn mở rộng kinh doanh ra các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để quá trình xuất khẩu được thuận lợi, doanh nghiệp cần nắm được các thủ tục cần thiết để xuất khẩu nông sản. Hãy cùng SIMBA tìm hiểu quy trình thủ tục xuất khẩu nông sản tại Việt Nam qua bài viết dưới đây!

Tình hình xuất khẩu nông sản tại Việt Nam hiện nay

Xuất khẩu nông sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2022 đạt khoảng 22,59 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2021, trong đó có 5 nhóm hàng xuất khẩu nổi bật có kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD là cà phê, cao su, gạo, rau quả, và điều. Trong nửa cuối năm 2022, nhiều loại nông sản của nước ta như chuối tươi, khoai lang, tổ yến, bưởi, nhãn,… được cấp phép xuất khẩu sang các thị trường lớn và có tiêu chuẩn cao như Trung Quốc, New Zealand, Mỹ, Nhật Bản. Điều này tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho nông sản Việt Nam.

Cũng trong nửa cuối năm 2022, có 5 loại mặt hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Điều này mở ra cơ hội cho các nông sản khác tiếp cận thị trường rộng lớn này. Việc Trung Quốc gỡ bỏ chính sách Zero Covid trong cuối năm 2022 cũng đem lại tín hiệu tích cực cho ngành nông sản Việt Nam vì thị trường này chiếm tới hơn 18% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Tuy có nhiều cơ hội và tiềm năng tăng trưởng từ các thị trường xuất khẩu nhưng ngành nông sản của Việt Nam được dự báo vẫn còn nhiều thách thức. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế về địa lý, chi phí vận chuyển thấp và nhu cầu cao từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn Trung Quốc đặt ra cũng còn rất cao và hay thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những điều chỉnh thì mới có khả năng tăng tỷ trọng tại thị trường này.

Lưu ý về quy trình xuất khẩu nông sản Việt Nam ra các nước

Những lưu ý trong quá trình xuất khẩu nông sản

Với những doanh nghiệp mới xuất khẩu hoặc những doanh nghiệp đã xuất khẩu nhưng muốn mở rộng ra thị trường mới, cần phải lưu ý những nội dung cần chuẩn bị trong quá trình xuất khẩu nông sản. Mỗi nước nhập khẩu lại có những quy định riêng về nhập khẩu nông sản.

Nghiên cứu thị trường của nước nhập khẩu

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp cần phải kiểm tra mặt hàng mình muốn xuất khẩu có được chấp nhận tại nước nhập khẩu không. Kiểm tra xem nước nhập khẩu đó cho phép nhập khẩu những loại nông sản nào tại Việt Nam. Tại một số nước còn yêu cầu nguồn gốc xuất xứ của nông sản phải được chứng nhận mã vùng trồng.  

Ngoài ra việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu còn giúp các doanh nghiệp tìm ra và đánh giá được thị trường tiềm năng phù hợp với mặt hàng nông sản xuất khẩu của mình. 

Đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và kiểm dịch thực vật

Sau khi sản phẩm nông sản được phép xuất khẩu vào thị trường đối tác, sản phẩm nông sản vẫn phải đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường đó đề ra về chất lượng của mặt hàng. Một số yêu cầu cần phải thỏa mãn có thể kể đến như:

  • Đảm bảo sản phẩm đã được kiểm dịch thực vật
  • Sản phẩm cần phải được chiếu xạ
  • Sản phẩm nông sản được sản xuất từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn
  • Không vượt quá giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Không chứa những chất gây ô nhiễm thực vật và gây hại tới con người 
  • Đảm bảo tiêu chuẩn về đóng gói và ghi nhãn sản phẩm
  • Có thể truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm

Đối với những mặt hàng phải bảo quản lạnh thì cần phải chú ý tới thời gian đóng hàng, thời gian thông quan, … để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất.

Quá trình này rất quan trọng, doanh nghiệp cần phải nắm được đầy đủ những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, từ đó đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu. 

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Chứng nhận chất lượng sản phẩm
  • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
  • Xác nhận hun trùng
  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật

Nếu là doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu thì cần mời cơ quan thẩm quyền về kho của mình để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra. 

Khai báo hải quan 

Khi hàng hạ về cảng, chủ hàng hoặc đơn vị dịch vụ thông quan sẽ khai báo hải quan và làm các thủ tục để thông quan hàng hóa. Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gửi chi tiết làm vận đơn và khai báo khối lượng hàng đã được xác nhận cho hãng tàu. Sau khi tàu chạy và có vận đơn người xuất khẩu làm hồ sơ xin cấp, nộp hồ sơ tại phòng quản lý xuất nhập khẩu để được cấp chứng nhận.

Thủ tục xuất khẩu nông sản tại Việt Nam

Thủ tục xuất khẩu nông sản

Chính sách pháp lý

Kiểm tra xem nông sản doanh nghiệp định xuất khẩu có nằm trong hàng hóa được phép xuất khẩu không. Cần xem xét kỹ lưỡng ở cả bên xuất cũng như bên nhập khẩu.

Mã HS Code và thuế xuất khẩu

Doanh nghiệp có thể tra cứu trực tuyến mã HS Code của mặt hàng định xuất khẩu trên Website của Tổng cục hải quan Việt Nam hoặc trên Website tra cứu HS Code quốc tế.

Hiện nay nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu do đó đa số các mặt hàng xuất khẩu đều có thuế suất là 0%. Thuế VAT 0%

Bộ chứng từ xuất khẩu nông sản

  • Hợp đồng mua bán (Sale Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Bill gốc (Original bill of lading) 
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
  • Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)
  • Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) 

Thủ tục làm kiểm dịch thực vật 

Đối với nhiều nước nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một chứng từ bắt buộc của hàng hoá mà doanh nghiệp xuất khẩu cần xuất trình khi qua cửa hải quan. Hải quan có quyền tịch thu và hủy hàng hóa, phạt tiền hoặc trả lại về nước nếu thiếu chứng nhận kiểm dịch. 

Các bước đăng ký làm kiểm dịch thực vật:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản để làm kiểm dịch sản phẩm sầu riêng
  • Bước 2: Đăng ký lô hàng cần phải kiểm dịch thực vật
  • Bước 3: Làm thủ tục lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch
  • Bước 4: Khai điện tử đơn hàng sầu riêng cần xuất khẩu tại website của Chi Cục kiểm dịch thực vật vùng.
  • Bước 5: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng nhận kiểm dịch

Dịch vụ ủy thác xuất khẩu nông sản tại SIMBA

Đối với những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường xuất khẩu, không có kinh nghiệm hoặc chưa am hiểu thị trường, việc tự mình làm các thủ tục xuất khẩu gồm rất nhiều bước sẽ rất khó khăn và tốn kém về thời gian, nhân lực. Với dịch vụ ủy thác xuất khẩu, SIMBA sẽ đứng ra làm các thủ tục hải quan trọn gói và vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp. SIMBA với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm và hoạt động chuyên nghiệp, xin cam kết sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm thời giannâng cao chất lượng, hiệu suất trong quá trình xuất khẩu nông sản. 

Trên đây là toàn bộ những quy trình, thủ tục xuất khẩu nông sản tại Việt Nam mà SIMBA muốn đưa tới cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ ủy thác xuất khẩu tại SIMBA, liên hệ ngay tới Hotline 0379 311 688 để được tư vấn chi tiết!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?