Cước vận tải biển hiện nay là bao nhiêu? Cách tính giá cước vận tải biển

SIMBA Logistics

Một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn phương thức vận tải đường biển là cước vận tải biển. Trong giai đoạn đại dịch Covid bùng phát, hoạt động xuất nhập khẩu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với thực trạng cước tàu biển tăng một cách chóng mặt. Vậy hiện nay giá cước tàu biển là bao nhiêu? Cách tính giá cước vận tải đường biển như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí một số thông tin về giá cước tàu biển nhé!

Thực trạng giá cước vận tải biển hiện nay

Đại dịch Covid bùng phát, không những bức tranh nền kinh tế thế giới đầy màu xám mà hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Chuỗi cung ứng đứt gãy, giá cước tàu biển tăng vọt một cách chóng mặt đã khiến cho không ít doanh nghiệp thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam phải “điêu đứng”.

Theo đó cước vận tải đường biển từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới, cao gấp 10 lần so với mức trước đại dịch COVID-19. Trước khi đại dịch Covid bùng phát, chi phí vận chuyển một container 20 feet từ Thâm Quyến đến Đông Nam Á chỉ ở mức 100 - 200 USD. Tuy nhiên khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, mức cước này đã tăng gấp 10 lần, lên tới 1.000 - 2.000 USD. Hiện nay giá container từ Việt Nam đi Trung Quốc lên đến 5.000-6.000 USD/container, còn chiều ngược lại khoảng 2.000 USD/container.

Thực trạng giá cước vận tải biển hiện nay

Căn cứ tính cước vận tải biển

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa mà cách tính giá cước tàu biển cũng sẽ có sự khác nhau. Thông thường căn tính giá cước sẽ được áp dụng theo nguyên tắc so sánh. Theo đó trước khi quyết định chi phí vận chuyển là bao nhiêu, đơn hàng sẽ được cân trọng lượng và đo thể tích. Hiện nay, đa phần hàng hóa sẽ được tính thể tích (CBM) trước rồi sau đó mới bắt đầu quy đổi là trọng lượng (KGS). Sau khi trọng lượng quy đổi được xác định thì lúc này mới áp dụng công thức để tính được giá cước chính xác nhất.

Giá cước vận tải biển phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Giá cước vận tải đường biển cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Từ khối lượng đơn hàng cho đến khoảng cách vận chuyển, thậm chí các yêu cầu bảo quản đều có thể ảnh hưởng đến cước phí. Thông thường, phí vận tải đường biển sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Khối lượng và kích cỡ hàng hóa: Những đơn hàng có trọng lượng và thể tích lớn, giá cước vận chuyển thường cao hơn so với hàng hóa có khối lượng và thể tích nhỏ.
  • Loại hàng cần vận chuyển: Đối với những mặt hàng đặc biệt, dễ vỡ hoặc dễ hư hỏng thì trong quá trình vận chuyển, bạn có thể sẽ phải chi trả thêm phụ phí để đảm bảo hàng hóa an toàn trong suốt chặng đường. 
  • Địa chỉ giao nhận hàng hóa: Địa chỉ nhận hàng có khoảng cách xa hơn so với kho hàng hoặc tại những vùng sâu, vùng xa, những vùng có giao thông kém phát triển thì giá cước vận tải cũng sẽ cao hơn. 
  • Yêu cầu bảo quản của đơn hàng: Trong quá trình vận chuyển, nếu đơn hàng cần phải bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn thì người gửi có thể sẽ phải chi trả thêm chi phí cho hoạt động này.
  • Chính sách về giá của mỗi đơn vị vận chuyển: Mỗi đơn vị vận chuyển sẽ có những chính sách về mức giá cước vận tải khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định chọn đơn vị nào, bạn cần phải cân nhắc giá cước ở mỗi đơn vị để tiết kiệm được chi phí nhất có thể. 

Cách tính giá cước vận tải biển

Một số công thức tính giá cước vận tải đường biển hiện nay như:

Công thức tính thể tích CBM hàng hóa:

CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x (số lượng) (Đơn vị tính: Mét khối)

Công thức tính được chuyển đổi từ thể tích (CBM) sang trọng lượng theo KGS:

  • 1 tấn <  3 CBM  => hàng nặng => áp dụng cho bảng giá KGS
  • 1 tấn >= 3 CBM  => hàng nhẹ => áp dụng cho bảng giá CBM.

Đối với công thức này, bạn cần lấy trọng lượng 1 tấn của hàng hóa quy đổi ra CBM để làm căn cứ so sánh. Quy ước hiện nay là: 1 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 KGS.

Nên lựa chọn vận tải đường biển hay đường bộ

Nên lựa chọn vận tải đường biển hay đường bộ

Đường biển và đường bộ đang là 2 loại hình vận tải được ưa chuộng và áp dụng phổ biến hiện nay. Chính vì vậy mà nên chọn vận tải đường biển hay đường bộ luôn là băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp, nhà kinh doanh. Bởi ai cũng muốn chọn 1 phương thức vận chuyển không những đảm bảo thời gian giao hàng, an toàn cho hàng hóa mà cần có chi phí phù hợp. Để tìm được đáp án cho câu hỏi đó thì dưới đây là bật mí một số ưu, nhược điểm của vận tải đường bộ và đường biển:

Vận tải đường biển có những ưu, nhược điểm gì?

Ưu điểm của vận tải đường biển:

  • Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở được tất cả các loại hàng hóa. Đặc biệt là các mặt hàng cồng kềnh, có khối lượng lớn - Đây là điều không phải phương thức vận tải nào cũng đều làm được. 
  • Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là những tuyến đường giao thông tự nhiên, vì vậy rất hiếm khi tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra. 
  • Năng lực chuyên chở đơn vị vận chuyển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển khác.
  • Cước vận tải biển thấp.

Nhược điểm của vận tải đường biển:

  • Thời gian giao hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tình hình thời tiết. 
  • Thời gian giao hàng chậm.
  • Sau khi hàng được giao đến bằng hình thức vận tải đường biển thì vẫn cần phải kết hợp với các phương thức vận tải khác để hàng hóa đến tay nhà nhập khẩu. 

Có nên lựa chọn phương thức vận tải đường bộ không?

Ưu điểm:

  • Một trong những ưu điểm lớn nhất của vận tải đường bộ được nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh yêu thích là sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển. Theo đó đối với phương thức vận chuyển này, bạn sẽ không bị phụ thuộc và giờ giấc và lịch trình cố định.
  • Thời gian giao hàng và địa điểm giao có thể được thương lượng được giữa bên mua và bên bán.
  • Bạn có thể tự lựa chọn phương tiện, tuyến đường vận chuyển hoặc số lượng hàng hóa vận chuyển theo yêu cầu.
  • Thời gian giao hàng nhanh. 
  • Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa sẽ không phải đi qua bất kì một đơn vị trung gian vận chuyển nào. Chính vì vậy tình trạng bốc dỡ hàng hóa gây độn chi phí sẽ không xảy ra. 

Nhược điểm:

  • Tốn thêm chi phí trả tại các trạm thu phí đường dài.
  • Vẫn tiềm ẩn nguy cơ tắc đường, tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 
  • Phương thức vận chuyển này không phù hợp với những loại hàng hóa cồng kềnh, có khối lượng quá lớn. 
  • Thời gian giao hàng vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết.
  • Như vậy có thể thấy phương thức vận tải đường biển và đường bộ đều có riêng cho mình những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất mặt hàng, thời gian giao hàng mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn được cho mình phương án khả thi và có thể tối ưu được chi phí. 

Với ưu điểm phù hợp với mọi loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa cồng kềnh, có khối lượng lớn, vận chuyển đường biển đang là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Trên đây là một số thông tin về cước vận tải biển mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!

Nếu bạn đang muốn tìm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu và kinh doanh hoặc có nhu cầu vận chuyển hàng Trung - Việt thì hãy liên hệ ngay với SIMBA GROUP qua Hotline 0379 311 688 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?