Seaway bill là gì? Phân loại và chức năng của vận đơn đường biển

SIMBA Logistics

 

Seaway bill là chứng từ phổ biến và quan trọng trong vận tải biển nói chung và vận tải container nói riêng. Vậy vận đơn đường biển là gì? Vận đơn đường biển có vai trò gì trong hoạt động xuất nhập khẩu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí một số thông tin về vận đơn đường biển nhé!

Seaway bill là gì? 

Seaway bill (Vận đơn đường biển) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Chứng từ này do người chuyên chở hoặc đại lý người chuyên chở phát hành nhằm mục đích thừa nhận về số lượng, chủng loại và chất lượng của hàng hóa. 

Phân loại vận đơn đường biển

Dựa vào ghi chú hàng hóa trên vận đơn, vận đơn đường biển được chia ra thành 2 loại bao gồm:

  • Vận đơn hoàn hảo (clean B/L): Còn được gọi là vận đơn sạch. Đây là loại vận đơn không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì.
  • Vận đơn không hoàn hảo (unclean B/L): Đây là loại vận đơn có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì như: Bao bị rách, hàng có dấu hiệu bị ẩm,…

Căn cứ vào tình trạng nhận hàng gồm có:

  • Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L): Được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu.
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L): Được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Ở trên vận đơn này không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu. 

Chức năng của Seaway bill

Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính bao gồm:

  • Là bằng chứng của người chuyên chở đã nhận vận chuyển lô hàng.
  • Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
  • Chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa.

Những nội dung chính có trong vận đơn đường biển

Mặt trước Seaway bill gồm các nội dung chính như:

  • Tiêu đề vận đơn
  • Số vận đơn
  • Tên người chuyên chở - Carrier
  • Tên và địa chỉ của người gửi hàng – Shipper
  • Tên và  địa chỉ của người nhận hàng – Consignee
  • Bên được thông báo – Notify Party
  • Địa điểm nhận hàng (Place of Receipt)
  • Địa điểm giao hàng (Place of Delivery)
  • Cảng bốc hàng (Port of Loading)
  • Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
  • Tên, số hiệu chuyến tàu (Vessel & Voyage No.)
  • Thông tin về hàng hóa: Ký mã hiệu, số lượng,...
  • Tổng số tiền cước (Freight payable at)
  • Nơi, ngày ký phát vận đơn (Date, Place of issue).

Mặt sau của vận đơn đường biển quy định rõ về các điều khoản do đơn vị vận chuyển chuẩn bị và in sẵn. Một số nội dung có trong mặt sau của vận đơn đường biển như:

  • Điều khoản chung
  • Trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyên chở
  • Cước phí và phụ phí
  • Miễn trách nhiệm của người chuyên chở,...

Trường hợp nào nên sử dụng Seaway bill?

Một số trường hợp nên sử dụng vận đơn đường biển có thể kể đến như:

  • Thời gian vận chuyển hàng bằng tàu biển ngắn hơn so với thời gian gửi bill gốc.
  • Việc sử dụng vận đơn đường biển thường được áp dụng với những công ty đã từng hợp tác với nhau và đảm bảo mức độ uy tín. 
  • Muốn làm được vận đơn đường biển phải là bill đích danh, tức là ai có tên trong ô Consignee mới được nhận hàng.

Quy trình cấp Seaway Bill

Cụ thể dưới đây là quy trình cấp Seaway Bill mà Simba muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Đầu tiên là ký hợp đồng, booking chỗ với hãng tàu.
  • Sau khi nhận được booking note, gửi tới hãng tàu xác nhận đặt chỗ.
  • Shipper gửi Shipping instruction - Thông tin hướng dẫn vận chuyển để hãng tàu làm bill nháp. 
  • Hãng tàu gửi bill nháp cho shipper để xác nhận thông tin trên bill có đúng không trước khi phát hành bill chính thức. 
  • Sau khi hàng tới cảng nhập, hãng tàu sẽ gửi A/N cho consignee tới nhận hàng.
  • Người nhận hàng lên làm thủ tục với hãng tàu để nhận D/O (Lệnh giao hàng).
  • Tại mục Consignee có tên người nhận hàng, công ty có tên sẽ mang giấy giới thiệu (hoặc bất cứ giấy tờ gì chứng minh là người nhận hàng) để tới lấy hàng.

Phân biệt Surrender bill và Seaway bill

Phân biệt Surrender bill và Seaway bill

Trước khi tìm hiểu điểm giống, khác nhau giữa Seaway bill và Surrender bill thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về Surrender bill là gì? Surrender bill hay còn được gọi là vận đơn điện giao hàng hoặc vận đơn xuất trình. 

 Xem thêm về Surrender Billl: Surrender bill of lading là gì?

Chức năng của loại vận đơn này là giúp cho việc giải phóng hàng hóa được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Trong trường hợp yêu cầu làm bill surrendered thì người gửi hàng sẽ phải chuẩn bị thêm một khoản phụ phí điện giải phóng hàng. Khoản phụ phí này còn được gọi là telex release fee.

Trong vận tải đường biển, Surrender bill và Seaway bill đều là những vận đơn quan trọng thường gặp. Chính vì vậy nhiều người hay có sự nhầm lẫn giữa 2 loại vận đơn này. Tuy nhiên trên thực tế thì 2 chứng từ này khác biệt nhau hoàn toàn. Dưới đây là một số điểm khác:

  • Surrendered Bill phát hành một bộ B/L gốc và sau đó thu hồi lại. Còn vận đơn đường biển thì không phát hành bộ B/L gốc nào cả.
  • Telex Release là phương thức để thực hiện Surrendered Bill còn Express Release là phương thức để thực hiện vận đơn đường biển. 

Trên đây là một số thông tin về Seaway bill là gì mà Simba muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những kiến thức về xuất nhập khẩu được chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn thì đừng quên liên hệ tới chúng tôi qua Hotline 0379.311.688 để được hỗ trợ nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?