Hiện nay, xuất khẩu ở Việt Nam có 2 hình thức chính là xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng mà không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy xuất khẩu chính ngạch là gì? Tại sao nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch? Hãy cùng Simba tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là gì?
Xuất khẩu chính ngạch
Xuất khẩu chính ngạch là hình thức buôn bán, trao đổi mang tính chuyên nghiệp và quốc tế cao. Được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giao dịch với các nước có đường biên giới sát Việt Nam.
Xuất khẩu chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn. Hình thức xuất khẩu này cần phải có hợp đồng mua bán giữa các công ty, doanh nghiệp nước ta và đối tác nước ngoài theo các Hiệp định, quy định và các thông lệ quốc tế. Trước khi thông quan, hàng hóa phải được kiểm duyệt về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,... bởi các cơ quan chuyên ngành và phải hoàn thành các thủ tục hải quan cũng như đóng thuế đầy đủ.
Xuất khẩu tiểu ngạch
Xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa người dân sinh sống gần biên giới giữa 2 nước. Xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức xuất khẩu được nhiều doanh nghiệp nhỏ, cá nhân lựa chọn nhất hiện nay bởi thủ tục xuất khẩu đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp. Các mặt hàng thường được xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch là các mặt hàng nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng, quần áo,... và vẫn sẽ phải được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm,... bởi các cơ quan chuyên ngành trước khi thông quan.
Ưu điểm và nhược điểm của xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
Ưu điểm của xuất khẩu chính ngạch so với tiểu ngạch
Xuất khẩu chính ngạch có một vài ưu điểm so với xuất khẩu tiểu ngạch như sau:
- Giao kết hợp đồng được dựa trên quy định và thông lệ quốc tế. Do đó, các điều khoản về mặt hàng, đơn giá, chất lượng hàng hóa, đóng gói hàng hóa, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp,... sẽ được quy định rõ ràng trong hợp đồng.
- Khi sử dụng hình thức xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các quy định của quốc gia về xuất khẩu. Điều này giúp tăng độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, tạo nên sự đáng tin cậy và thu hút khách hàng mới.
- Việc xuất khẩu những hàng hóa có chứng từ rõ ràng, được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và đảm bảo truy xuất nguồn gốc sẽ giúp quá trình thông quan nhanh chóng hơn rất nhiều.
- Đối với hình thức xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa với đa dạng phương thức như đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- Khi xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực mới để phát triển sản xuất và kinh doanh, góp phần định hướng phát triển, nâng cao năng lực và thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai.
Nhược điểm của xuất khẩu chính ngạch so với tiểu ngạch
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng xuất khẩu chính ngạch cũng có một vài nhược điểm so với xuất khẩu tiểu ngạch sau đây:
- Cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lượng khắt khe.
- Cần đầu tư nhiều chi phí cho quy trình sản xuất và xuất khẩu.
- Nhiều mặt hàng tại vẫn chưa được phép xuất khẩu chính ngạch.
- Thủ tục xuất khẩu phức tạp, cần nhiều giấy tờ.
Tại sao doanh nghiệp nên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc?
Để trả lời được câu hỏi nên lựa chọn xuất khẩu tiểu ngạch hay xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì cần phải tùy thuộc vào số lượng và tính chất hàng hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch vì nó mang lại nhiều lợi ích như:
- Việc xuất khẩu chính ngạch giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc tốt hơn, đa dạng hóa nguồn khách hàng và tăng doanh thu.
- Xuất khẩu chính ngạch giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc.
- Xuất khẩu chính ngạch giúp tạo nên một bức tranh kinh tế chính xác hơn, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và tạo ra việc làm cho người lao động.
Trên thực tế, thị trường Trung Quốc đang xây dựng lộ trình đóng biên, loại bỏ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch vào nước này. Trong khi đó, nông sản xuất khẩu ở Việt Nam sang Trung Quốc có tới 70% xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch.
Trước thực trạng đó, các chuyên gia cũng như các cơ quan chức năng đều khẳng định, chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tuân thủ.
Ngoài ra, việc chuyển sang xuất khẩu chính ngạch cũng giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro pháp lý và tài chính, đồng thời tiết kiệm được chi phí do không phải đối mặt với các khoản phạt và lệ phí từ các cơ quan chức năng. Vì vậy, xuất khẩu chính ngạch được xem là hướng đi đúng đắn và bền vững cho các doanh nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, để thực hiện xuất khẩu chính ngạch, các doanh nghiệp cần phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu và tuân thủ đầy đủ các quy định của các cơ quan chức năng. Nếu có một quy trình chuyển đổi đúng cách và hợp lý, xuất khẩu chính ngạch sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho các doanh nghiệp và đất nước.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Simba muốn gửi tới các doanh nghiệp, mong rằng qua bài viết này, doanh nghiệp đã có thể hiểu được hình thức xuất khẩu chính ngạch là gì, cũng như những ưu điểm của hình thức này so với xuất khẩu tiểu ngạch, từ đó sẽ có thể lựa chọn được hình thức xuất khẩu phù hợp nhất. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xử lý các thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa, hãy liên hệ tới Simba Group qua hotline 0379 311 688 để được tư vấn chi tiết nhất!