Hôm nay chúng tôi sẽ nói về tổn thất trong bảo hiểm hàng hải và đặc biết nhấn mạnh tổn thất chung và tổn thất riêng cũng như các xác định tổn thất, cách phân loại tổn thất. Khái niệm tổn thất “Tổn thất là những hư hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra”. Trong bài viết trước chúng tôi có nói đến rủi ro bảo hiểm hàng hải và có đưa một ví dụ nhỏ liên quan tổn thất và rủi ro. Bạn chưa rõ thì nên đọc vài dòng đầu ở bài viết Rủi ro trong bảo hiểm hàng hải và phân loại rủi ro.
1. Phân loại tổn thất
Các nhà bảo hiểm đã đưa ra 2 loại tổn thất dựa vào căn cứ này là tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận. Nghe sơ qua các bạn cũng tương đối hiểu rồi đúng không.
1.1. Tổn thất bộ phận (partial loss):
Là những tổn thất mất mát hay hư hại trên một bộ phận của đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong phần này sẽ chia ra làm 2 loại tổn thất: tổn thất riêng (Particular average) và tổn thất chung (General Average)
Tổn thất riêng (Particular Average): Là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên. Ví dụ, trên hành trình hàng hóa bị mưa gió, nước biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm hoặc đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác. Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng.
Tổn thất chung ( General average): là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu nhằm cứu tàu, hàng hóa hoặc cước phí khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển. Có 2 nguyên tắc để thông báo đây là tổn thất chung.
- Nguyên tắc 1: tổn thất chung xảy ra là vì sự an toàn chung của chủ tàu, hàng hóa trên biển.
- Nguyên tắc 2: Những chi phí phát sinh để tránh hiểm họa cho tàu hoặc hàng mặc dù chi phí này không thật sự cần thiết nhưng là hậu quả trực tiếp của tổn thất chung (lợi ích chung) cũng được tính là tổn thất chung.
Thông thường tổn thất chung được chia làm 2 bộ phận như sau
- Hy sinh tổn thất chung: là những thiệt hại hoặc chi phí phát sinh do hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung. Ví dụ, tàu phải vứt hàng xuống biển vì bão lớn để cứu tàu, cứu toàn bộ hành trình thì hàng bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung.
- Chi phí tổn thất chung: phải trả chi phí cho người thứ ba trong trường hợp cứu tàu, chi phí thoát nạn để tàu tiếp tục hành trình. Ví dụ như những chi phí sau được xem là chi phí tổn thất chung: chi phí để tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho lưu bãi tại cảng lánh nạn, chi phí sửa chữa những hư hại của tàu, chi phí tăng thêm về nhiên liệu, ….
1.2. Tổn thất toàn bộ (total loss):
Đây là tổn thất mức độ cao nhất của đối tượng bảo hiểm, hư hại 100% giá trị sử dụng. Nhưng vấn đề xác định 100% thế nào thì các nhà bảo hiểm rất khó khăn để tránh trục lợi bảo hiểm?( vì hư 99% và 100% thì sao nhỉ? rất khó đánh giá đúng không nào). Vì thế trong tổn thất toàn bộ người ta còn chia ra 2 loại:
Tổn thất toàn bộ thực tế ( Actual Total Loss): Là đối tượng bảo hiểm bị tổn thất phá hủy hoàn toàn, bị hư hỏng mức nghiêm trọng không thể sử dụng được nữa, thường xảy ra trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa bị hư hỏng, phá hỏng hoàn toàn trong trường hợp xay ra cháy nổ, thối rữa, rơi vỡ,….
- Hàng hóa bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng so với ban đầu như: kính bị vỡ, gạo bị mốc, xi măng bị ẩm vô nước và đông cứng,…
- Hàng không còn khả năng lấy lại được mặc dù nếu lấy lại được thì vẫn sử dụng được nhưng chi phí lấy lại quá cao chẳng hạn như: hàng chở trên tàu bị chìm, hàng bị cướp biển, chủ hàng bị tước quyền sở hữu đối với hàng hóa,…
- Hàng chở trên tàu bị mất tích ( tàu mất tích và tàu bị đắm là khác nhau, mất tích là không tìm thấy)
Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss): Khi hàng hóa không phải là tổn thất toàn bộ thực tế ở trên, Trong luật bảo hiểm hàng hải 1906 cho người được bảo hiểm quyền này (tiết 6I),, một rủi ro nào đó được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm không thể tiếp tục hành trình giao hàng tại điểm đến quy định (intended destination), trong trường hợp này người được bảo hiểm có khả năng muốn từ bỏ hàng háo hơn so với tiếp tục hành trình. Lúc này người được bảo hiểm sẽ yêu cầu tính toán đòi bồi thường tổn thất thực tế ước tính.
Nhưng để tránh ngộ nhận ICC 1982 (A, B và C) có đưa ra một số điều khoản Ánh tóm tắt cho các bạn thôi nhé, còn rõ hơn thì nên đọc các bạn à:
- Để khiếu nại đòi bồi thường toàn bộ ước tính người được bảo hiểm phải thông báo ý định từ bỏ hàng và đòi tổn thất toàn bộ ước tính. Nhưng trong thực tế người bảo hiểm sẽ khước từ những đòi hỏi này???
- Điều khoản khước từ: Mọi biện pháp của người bảo hiểm và người được bảo hiểm thực hiện nhằm cứu vớt, khôi phục hàng hóa sẽ không được xem là biện pháp để từ chối trách nhiệm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.
2. Tổng kết
Có 2 cách phân loại tổn thất: Tổn thất bộ phận (partial loss), Tổn thất toàn bộ (total loss)
- Tổn thất bộ phận (partial loss): Tổn thất riêng (Particular Average), Tổn thất chung ( General average)
- Tổn thất toàn bộ (total loss): Tổn thất toàn bộ thực tế ( Actual Total Loss), Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss)
Trong bài viết tới mình sẽ nói về cách tính tổn thất chung.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.