Thủ tục nhập khẩu máy in mã vạch gồm những gì là băn khoăn của rất nhiều cá nhân, đơn vị. Trong bài viết dưới đây, Simba xin được bật mí tới nhà kinh doanh những chính sách pháp lý và thủ tục hải quan nhập khẩu máy in mã vạch theo quy định mới hiện nay!
Thông tin về nguồn hàng máy in mã vạch
Máy in mã vạch là một loại máy in chuyên dụng được kết nối với máy tính và được dùng với mục đích để in mã vạch. Thiết bị có thể in ấn các loại tem nhãn mã vạch và giá sản phẩm hàng hóa lên nhãn mác đó.
Hiện nay, máy in mã vạch thường được tích hợp với phần mềm bán hàng. Chính vì vậy, việc in tem trực tiếp các sản phẩm trên phần mềm bán hàng trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn rất nhiều. Máy in mã vạch được ứng rộng rãi trong các siêu thị, cửa hàng, shop quần áo, kho hàng, nhà máy sản xuất,...
Máy in mã vạch đang khẳng định tầm quan trọng của mình trong hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực hiện nay. Nhu cầu sử dụng lớn hứa hẹn đây sẽ là nguồn hàng kinh doanh lý tưởng, mang tới lợi nhuận cao.
Chi tiết thủ tục nhập khẩu máy in mã vạch
Chính sách pháp lý hiện hành, mã HS Code, thuế nhập khẩu là bao nhiêu, bộ hồ sơ hải quan gồm những gì,...là một trong những vấn đề được nhà kinh doanh quan tâm khi nhập khẩu máy in mã vạch. Dưới đây là giải đáp tất tần tật thông tin về thủ tục nhập khẩu máy in mã vạch:
Chính sách pháp lý
Căn cứ theo Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT, ngày 17/06/2015 và điều 27, mục 5, Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, ngày 19/06/2014, máy đọc mã vạch, máy in mã vạch (đen trắng) không nằm trong danh mục hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, mặt hàng nhập khẩu này cũng không thuộc loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục thông quan. Chính vì vậy, cá nhân, đơn vị nhập khẩu máy in mã vạch về bình thường mà không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Tuy nhiên, đối với máy đọc mã vạch đã qua sử dụng thì phải nhập khẩu sự theo điều chỉnh của Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg. Để máy in mã vạch đã qua sử dụng phải đảm bảo đạt các điều kiện sau:
- Tuổi thọ thiết bị không được vượt quá 10 năm
- Phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) quốc gia về mức độ an toàn và tiết kiệm năng lượng.
- Trường hợp không có QCVN, máy in mã vạch đã qua sử dụng phải phù hợp với tiêu quốc gia (TCVN) hoặc của các nước G7.
Mã HS Code và thuế nhập khẩu máy in mã vạch
Tùy vào đặc điểm, tính chất mà máy in mã vạch sẽ có mức thuế nhập khẩu khác nhau. Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu, máy in mã vạch có 2 mã HS Code là 84433290 và 84433990. Trong đó:
Tùy vào tính chất của máy in, mức thuế nhập khẩu cũng có sự khác nhau. Ví dụ ức thuế nhập khẩu của dòng máy in có mã HS Code 84433290 theo quy định hiện hành như sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường máy in mã vạch: 5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
- Thuế VAT: 10%
Đối với dòng máy in có mã HS Code 84433990, mức thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành như sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 7.5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%
- Thuế VAT: 10%
Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu máy in mã vạch
Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu máy in mã vạch gồm có các loại giấy tờ, chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Catalog (nếu có) và các loại chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
Đối với máy đọc mã vạch cũ, cá nhân, đơn vị sẽ phải chuẩn bị thêm những loại giấy tờ sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.
- Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất. Ngoài ra phải có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.
Qua bài viết, Simba đã chia sẻ tới nhà kinh doanh tất tần tật thông tin về thủ tục nhập khẩu máy in mã vạch. Liên hệ ngay tới Simba qua Hotline 0379 311 688 nếu nhà kinh doanh đang có nhu cầu tìm nguồn hàng và được tư vấn về thủ tục hải quan!