Thủ tục nhập khẩu lò vi sóng gồm những gì là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều nhà kinh doanh. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về chính sách pháp lý cũng như thủ tục hải quan nhập khẩu lò vi sóng theo quy định mới nhất hiện nay!
Thông tin về nguồn hàng lò vi sóng
Lò vi sóng là thiết bị được sử dụng rộng rãi ở các hộ gia đình. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là sử dụng sóng vi ba để làm chín thức ăn, rã đông thực phẩm đông lạnh và để hâm nóng, nấu chín thức ăn.
Trên thị trường hiện nay, lò vi sóng được chia thành 4 loại chính gồm có:
- Lò vi sóng không nướng
- Lò vi sóng có nướng
- Lò vi sóng âm tủ có nướng
- Lò vi sóng âm tủ không nướng.
Chi tiết thủ tục nhập khẩu lò vi sóng theo quy định mới hiện nay
Chính sách pháp lý
Lò vi sóng không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu lò vi sóng về để kinh doanh bình thường. Thủ tục nhập khẩu dụng cụ điện này tương tự như những hàng hóa thông thường.
Mã HS Code lò vi sóng có tên trong danh mục “Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ” ban hành kèm theo quyết định số 3810/QĐ-BKHCN. Do đó, khi nhập khẩu lò vi sóng về, cần phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng.
Lưu ý: Nếu lò vi sóng sử dụng các nguồn điện như điện mặt trời, điện gió, điện nước, khi nhập khẩu sẽ không phải làm kiểm tra chất lượng.
Ngoài ra, nhà nhập khẩu có thể tham khảo thêm Thông tư số 07/2018/BKHCN về việc Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức độ tương thích điện từ đối với các thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
Mã HS Code và thuế nhập khẩu
Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu, mã HS Code của lò vi sóng là 85165000. Trong đó:
- 8516 - Dụng cụ điện có chức năng chính dùng để đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ, đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; các dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ những loại thuộc nhóm 85.45.
- 85165000 - Lò vi sóng
Cá nhân, đơn vị nhập khẩu có thể tham khảo mức thuế nhập khẩu lò vi sóng theo quy định hiện hành như sau:
- Mức thuế nhập khẩu lò vi sóng thông thường: 37.5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25%
- Thuế VAT: 10%
Để biết chính xác thuế nhập khẩu cũng như ưu đãi về thuế, cá nhân, đơn vị nhập khẩu có thể liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn chi tiết về thủ tục hải quan.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu lò vi sóng
Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu lò vi sóng được quy định chi tiết tại Điều 16, Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.
Cụ thể, bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu lò vi sóng gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan;
- Hợp đồng thương mại;
- Hóa đơn thương mại;
- Vận đơn;
- Danh sách đóng gói;
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng lò vi sóng nhập khẩu;
- Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ lò vi sóng (C/O) nếu có;
- Catalog (nếu có).
Hồ sơ kiểm tra chất lượng lò vi sóng nhập khẩu
Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng lò vi sóng nhập khẩu tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Doanh nghiệp mở tờ khai hải quan tại Chi cục nào sẽ tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Chi cục tỉnh, thành phố đó.
Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng lò vi sóng nhập khẩu gồm có:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Hóa đơn
- Kết quả đánh giá sự phù hợp (Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Chứng thư giám định)
- Danh mục hàng hóa
- Kết quả xử lý của cơ quan xử lý
Trên đây là chi tiết về thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Nếu nhà kinh doanh đang có nhu cầu tìm nguồn hàng lò vi sóng, cần được tư vấn về thủ tục hải quan nhập khẩu, liên hệ ngay tới Simba qua Hotline 0379 311 688 để được hỗ trợ!