Việc nắm rõ quy trình xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông quan hàng hóa, đóng vai trò quan trọng giúp hàng được giao về theo đúng với thời gian dự tính. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về quy trình cùng những lưu ý quan trọng về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa!
Hiện nay có rất nhiều phương thức vận tải quốc tế như phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, đường bộ,... Tuy khác nhau nhưng nhìn chung quy trình xuất khẩu đều sẽ có một số điểm tương đồng. Theo đó dưới đây là quy trình tổng quan nhất mà Simba muốn chia sẻ tới bạn đọc!
Tổng quan về quy trình xuất khẩu hàng hóa
Chuẩn bị giao dịch tiến tới ký kết hợp đồng xuất khẩu
Trước khi tiến tới ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ càng trước khi giao dịch. Theo đó cần nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh phù hợp và tìm ra các phương pháp kiểm tra, tính giá hàng xuất nhập khẩu. Đây là một bước đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu hàng hóa.
Tiếp theo, cả 2 bên cần ngồi xuống để cùng nhau đàm phán các yêu cầu, nội dung có trong giao dịch xuất nhập khẩu. Một số thông tin quan trọng trong hợp đồng cần đàm phán bao gồm:
- Quy định đóng gói hàng hóa
- Giá cả
- Hình thức thanh toán
- Giao hàng
- Các phí dịch vụ
- Khuyến mãi
- Khiếu nại.
Ký kết hợp đồng xuất khẩu
Sau khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu thương lượng, bàn bạc, trao đổi với nhau về các điều khoản, nếu cả 2 cùng đồng ý thì sẽ tiến tới ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa bao gồm các bước:
- Xin giấy phép xuất khẩu: Theo quy định, đối với những loại hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, điều kiện thì khi thực hiện xuất khẩu cần phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép.
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Nhà xuất khẩu cân thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu. Sau đó đóng gói hàng theo đúng quy định và đảm bảo hàng hóa luôn an toàn, còn nguyên vẹn và không bị hỏng hóc trong suốt quá trình vận chuyển. Ngoài ra lưu ý là trên bao bì đóng gói cần phải kẻ cả ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa: Đối với kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng xuất khẩu thì sẽ được tiến hành ở 2 cấp độ là ở cơ sở và ở cửa khẩu. Còn cơ quan giao thông và người nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Vận tải hàng hóa xuất khẩu
Nếu như xuất khẩu theo điều kiện D thì đơn vị xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm về khâu vận chuyển hàng hóa. Vì vậy lúc này doanh nghiệp sẽ cần phải thuê một công ty dịch vụ vận chuyển để họ làm các bước cần thiết trong quá trình chuyển hàng door-to-door. Công ty vận chuyển (carrier) thường là công ty giao nhận (forwarder) hoặc là đại lý.
Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu
- Dù giao hàng theo phương thức vận chuyển nào thì cũng đều không thể tránh khỏi được những rủi ro. Chính vì vậy, việc mua bảo hiểm hàng hóa là rất cần thiết để đề phòng những trường hợp không may xảy ra đối với hàng hóa.
- Hạn mức bảo hiểm là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa của bạn. Đối với các loại hàng hóa thông thường mức mua bảo hiểm sẽ là 2% trên tổng giá trị hàng hóa. Còn trong trường hợp lô hàng xuất theo điều kiện FOB hoặc CNF thì không cần phải mua bảo hiểm.
Thanh toán quốc tế
Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa là thanh toán tiền hàng. Theo đó, người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
- Phiếu đóng gói (packing list);
- Vận đơn đường biển;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);
- Giấy chứng nhận khử trùng.
Trong trường hợp thanh toán bằng L/C thì cần phải nộp bộ chứng từ tới ngân hàng bảo lãnh thông báo.
Những lưu ý quan trọng về quy trình xuất khẩu hàng hóa không nên bỏ lỡ
Khi xuất khẩu hàng hóa, bên cạnh việc lưu ý là cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp thì ở mỗi phương thức vận chuyển sẽ có những lưu ý riêng. Cụ thể dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Lưu ý đối với quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết hay thời điểm vận chuyển. Theo đó nếu vận chuyển hàng ở những dịp cao điểm như tắc biên, các ngày lễ, ngày tết,... thì thời gian hàng tới tay nhà nhập khẩu sẽ lâu hơn so với dự kiến.
Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không cần lưu ý những gì?
- Lưu ý tới khối lượng bởi hãng hàng không có những quy định rất rõ ràng về khối lượng hàng được phép vận chuyển.
- Cần đóng gói hàng hóa xuất khẩu theo đúng quy định của hãng hàng không.
Lưu ý quan trọng đối với quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
- Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết như mưa, bão, gió,... Vì vậy cần phải xem xét tình hình thời tiết trước khi vận chuyển hàng để tránh mọi rủi ro, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo đúng cam kết của khách hàng.
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, việc các tàu dừng chân ở nhiều cảng thuộc các quốc gia khác nhau cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của mỗi quốc gia đó.
Trên đây là bật mí một số thông tin về quy trình xuất khẩu hàng hóa mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua những bật mí được chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!