Chi tiết từ A-Z quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu

SIMBA Logistics

Khai báo hải quan điện tử đang dần thay thế cho phương thức khai báo truyền thống. Vậy quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí nhé!

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã giúp cho công việc khai báo hải quan trở nên đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Thay vì tốn thời gian, công sức đi lại để làm thủ tục trực tiếp tại cục hải quan thì giờ đây, nhân viên xuất nhập khẩu hoàn toàn có thể thực hiện công việc này một cách dễ dàng tại chính văn phòng của mình.

Tìm hiểu về hình thức khai báo hải quan điện tử

Ưu điểm của khai báo hải quan điện tử

Khai báo hải quan điện tử là hình thức khai báo hải quan bằng cách sử dụng phần mềm được cài đặt trên máy tính. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần điền các thông tin cần thiết trong mẫu tờ khai hải quan. Sau đó dữ liệu ở tờ khai này sẽ được truyền qua mạng internet tới cơ quan hải quan. Sau khi nhận được thông tin, cơ quan hải quan sẽ có trách nhiệm xem xét và phê duyệt việc thông quan lô hàng.

Rõ ràng, hình thức khai báo hải quan này không những giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp mà bên cạnh đó cũng làm giảm bớt gánh nặng cho cơ quan hải quan. Cụ thể giờ đây doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian đến tận cơ quan hải quan để làm thủ tục nữa. Việc hoàn thành các thông tin khai báo trên phần mềm vô cùng nhanh chóng và chỉ mất một thời gian ngắn, tờ khai sẽ được xử lý và phân luồng.

Tuy nhiên song song với những ưu điểm thì hình thức khai báo này cũng tồn tại không ít nhược điểm. Cụ thể một số hạn chế khi khai báo hải quan điện tử có thể kể tới như:

  • Trong một số trường hợp, lỗi phần mềm cũng có thể xảy ra và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động khai báo;
  • Trong trường hợp nếu không may khai báo sai thông tin thì phải chờ tới khi hải quan gửi thông báo về tình trạng tờ khai thì mới được sửa.

Phần mềm khai báo hải quan điện tử

Có 2 phần mềm khai báo hải quan được cấp phép và được đưa vào hoạt động hiện nay là ECUS và FPT. Mỗi phần mềm sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, chính vì vậy sẽ rất khó để so sánh được nên lựa chọn phần mềm nào. Tuy nhiên hiện nay ECUS vẫn được xem là phần mềm phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất. Theo đó đây là phần mềm khai báo hải quan được thiết kế theo chuẩn mực của hệ thống Hải quan điện tử hiện đại. Bên cạnh đó còn đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ hải quan theo Thông tư, Nghị định và các chính sách của nhà nước.

Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu

Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu

Đăng ký tờ khai xuất khẩu mới (EDA)

Để đăng ký mới tờ khai xuất khẩu, bạn truy cập vào menu “Tờ khai xuất nhập khẩu/ Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu (EDA). Ở bước này, bạn cần nhập một số thông tin cơ bản bao gồm: Mã loại hình, cơ quan hải quan, mã bộ phận xử lý, số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng, mã phân loại hàng hóa, mã hiệu phương thức vận chuyển,...

Đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan (EDC)

Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) được hệ thống phản hồi về, người khai hải quan tiến hành kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu người khai kiểm tra và thấy các thông tin là chính xác thì gửi lên hệ thống để đăng ký tờ khai.

Lấy kết quả phân luồng, thông quan

Sau khi khai báo thông tin thành công, tờ khai sẽ bắt đầu được đưa vào phân luồng. Khi nhận được thông tin, hải quan sẽ tiến hành xử lý để gửi kết quả tới doanh nghiệp. Lúc này bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận thông quan của tờ khai. Tờ khai sẽ được phân ra thành 3 luồng chính bao gồm:

  • Tờ khai luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Tờ khai luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.
  • Tờ khai luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

Khai sửa đổi, bổ sung tờ khai

Đối với tờ khai được phân luồng vàng, đỏ mà chưa được cơ quan Hải quan xử lý (chưa thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE) thì người khai có thể tiến hành gọi thông tin tờ khai về để khai báo sửa đổi bổ sung nếu cần thiết.

Trên đây là bật mí quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Simba hy vọng rằng, qua những chia sẻ ở bài viết giúp doanh nghiệp biết cách khai báo hải quan điện tử một cách nhanh chóng và dễ dàng!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?