Phytosanitary là gì? Fumigation là gì? Thủ tục xin cấp hai loại chứng nhận

SIMBA Logistics

Phytosanitary là gì? Giữa Phytosanitary Certificate và Fumigation certificate có điểm gì khác nhau? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí nhé!

Phytosanitary là gì?

Phytosanitary là gì?

Phytosanitary Certificate - Chứng nhận kiểm dịch thực vật là giấy chứng nhận do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm cấp cho chủ hàng. Mẫu giấy này được dùng để xác nhận hàng hóa là thực vật hoặc sản phẩm thực vật không có nấm độc, sâu bọ,… có thể gây bệnh cho cây cối trên đường đi hoặc địa điểm đến của hàng hóa.

Mục đích của việc xin cấp Phytosanitary Certificate

Mục đích của việc xin cấp Phytosanitary Certificate là:

  • Đối với hàng nhập khẩu: Đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước nhập khẩu. 
  • Đối với hàng xuất khẩu: Là căn cứ chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Nội dung có trong Phytosanitary Certificate

Các thông tin quan trọng có trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bao gồm:

  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
  • Tên và địa chỉ người nhận;
  • Số lượng và loại bao bì;
  • Ký, mã hiệu;
  • Nơi sản xuất;
  • Phương tiện vận chuyển;
  • Cửa nhập khẩu;
  • Tên và khối lượng sản phẩm;
  • Tên khoa học của thực vật,...

Những mặt hàng phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật

Không phải mặt hàng nào có nguồn gốc thực vật đều phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Căn cứ vào điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bao gồm:

  • Thực vật;
  • Các sản phẩm của cây;
  • Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp và nấm men).
  • Kén tằm, gốc rũ kén tằm, cánh kiến.
  • Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroid và các loại cỏ dại được dùng để phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
  • Các phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc vào diện kiểm dịch thực vật.
  • Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quyết định.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật

Theo quy định, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật được quy định tại Phụ lục I Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT.
  • Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
  • Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hàng nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể phải nộp bản chính.
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (Trong trường hợp được quy định).

Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu 

Dưới đây là chi tiết về thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

  • Bước 1: Chủ vật thể nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật có thể nộp đơn trực tuyến qua cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến) hoặc gửi qua đường bưu điện.
  • Bước 2: Cơ quan kiểm dịch tiến hành tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo đúng quy định.
  • Bước 3: Cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm tra vật thể theo trình tự: Kiểm tra sơ bộ => Kiểm tra chi tiết vật thể.
  • Bước 4: Nếu vật thể đạt tiêu chuẩn so với quy định thì cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. 

Fumigation certificate là gì?

Fumigation certificate là gì?

Mục đích của việc xin cấp Fumigation certificate

Fumigation certificate - Giấy chứng nhận hun trùng được cấp đối với những hàng hóa dễ bị côn trùng xâm nhập, làm hư hỏng trong quá trình vận chuyển và thường do Công ty khử trùng cấp. Một số vai trò mà giấy chứng nhận hun trùng mang lại là:

  • Để hàng hóa có thể xuất khẩu đi được, đặc biệt là xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ thì điều quan trọng là phải vượt qua vòng kiểm định chặt chẽ từ nước nhập khẩu. Khi có giấy chứng nhận hun trùng, việc hàng hóa xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn.
  • Để được thông quan, nhiều loại hàng hóa sẽ được quy định cần có chứng thư hun trùng. Nếu không xuất trình được giấy chứng nhận hun trùng thì hàng hóa sẽ bị buộc phải trả lại về nước xuất khẩu.

Nội dung có trong Fumigation Certificate

Một số nội dung chính có trong mẫu chứng nhận hun trùng bao gồm:

  • Tên và địa chỉ người gửi hàng;
  • Tên và địa chỉ người nhận hàng;
  • Các thông tin về hàng hóa bao gồm: Tên hàng hóa, số lượng, kích thước,...
  • Nơi hun trùng;
  • Ngày hun trùng,...

Những mặt hàng phải có chứng nhận hun trùng

Có phải tất cả các loại hàng hóa đều cần có chứng nhận hun trùng không? Theo quy định, một số mặt hàng yêu cầu phải có chứng nhận hun trùng bao gồm:

  • Nhóm các mặt hàng có nguồn gốc từ hữu cơ như nông sản
  • Nhóm các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ.
  • Nhóm các mặt hàng nếu không được xử lý trước khi vận chuyển thì trong quá trình vận chuyển có thể phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại tới môi trường.
  • Nhóm các loại bao bì đóng gói hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ.
  • Các loại hàng hóa sử dụng bao bì, kệ bằng gỗ hay vật chèn lót như pallet gỗ, thùng gỗ, tấm gỗ kê, vật chèn lót bằng gỗ…).

Hồ sơ đăng ký chứng nhận hun trùng

Theo quy định, để được cấp chứng nhận hun trùng thì một số chứng từ quan trọng cần có bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice).
  • Phiếu đóng gói (packing list).
  • Vận đơn (bill of lading). 

Lưu ý:

  • Ngày hun trùng phải trước ngày hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển.
  • Các thông tin trên giấy chứng nhận hun trùng gốc phải khớp với các thông tin trên vận đơn.
  • Chứng nhận hun trùng chỉ phát hành cho tổ chức, không phát hành cho các cá nhân. 

Thủ tục cấp giấy chứng nhận hun trùng 

Trước khi đóng gói bao bì, bên xuất khẩu sẽ liên hệ tới đơn vị hun trùng để tiến hành công tác kiểm tra hàng hóa. Sau khoảng thời gian 1-2 ngày, đơn vị hun trùng sẽ gửi tới chủ hàng hóa giấy chứng nhận hun trùng. Cụ thể thủ tục cấp chứng nhận hun trùng như sau:

  • Báo địa điểm, tên hàng, số lượng hàng hóa, người liên hệ, nước nhập khẩu, thời điểm cụ thể.
  • Scan hoặc fax vận đơn chủ (HAWB) cho công ty hun trùng để họ có các thông tin cần thiết để cấp giấy chứng nhận. 
  • Nhận giấy chứng nhận hun trùng bản copy, kiểm tra thông tin trên chứng thư xem đầy đủ và chính xác chưa. Trong trường hợp chính xác thì ký vào xác nhận. Còn đối với trường hợp thấy có sự sai lệch trong các thông tin thì cần báo ngay tới đơn vị hun trùng để được chỉnh sửa. 
  •  Nhận chứng thư gốc và thanh toán tiền (Nếu yêu cầu).

Trên đây là một số thông tin về Phytosanitary CertificateFumigation Certificate mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Và nếu bạn đang lo lắng về vấn đề tìm nguồn hàng cũng như làm thủ tục chứng nhận cho mặt hàng nhập khẩu của mình thì hãy liên hệ tới Simba qua Hotline 037.931.1688 để được bật mí nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?