Phí D/O là gì? Các chi phí đi kèm với phí D/O

SIMBA Logistics

D/O là một thuật ngữ quen thuộc trong các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt đổi với hàng nhập khẩu về Việt Nam. Vậy phí D/O là gì? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu về phí D/O trong bài viết dưới đây nhé!

Phí D/O là gì?

Phí D/O là gì?

  • D/O là viết tắt của cụm từ Delivery Order hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là lệnh giao hàng. Vậy bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng phí D/O là phí lệnh giao hàng.
  • D/O sẽ được các hãng tàu hoặc các đơn vị forwarder phát hành chi consignee. Các consignee này sẽ lấy D/O được phát để cung cấp cho cơ quan hải quan sau đó lấy hàng khi tàu đã cập cảng. Cũng có thể hiểu rằng D/O là lệnh của người giữ hàng chỉ thị cho đơn vị nhận hàng lấy hàng.
  • Đồng thời, Consignee muốn được phát D/O thì sẽ phải đóng một khoản phí nhất định cho các đơn vị forwarder hoặc các hãng tàu. Vậy nên phí này sẽ là phí D/O. 
  • Bạn cũng lên lưu ý một điều rằng, phí D/O - Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng chứ không phải là phí chứng từ - Documentation fee. Bởi vì viết tắt của 2 từ này khá giống nhau nên nhiều bạn mới làm thủ tục xuất nhập khẩu thường sẽ hay bị nhầm.

Các loại phí D/O hiện có

Hiện nay, D/O được chia làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào bên phát hành lệnh giao hàng cho bạn. Cụ thể có 2 loại phí D/O chính tương ứng với 2 loại D/O cho các đơn vị forwarder phát hành và các hãng tàu phát hành:

D/O do forwarder phát hành

  • Đây là D/O cho các đơn vị, đại lý vận chuyển cấp phát cho đơn vị hoặc đối tượng nhận hàng. Đồng thời lệnh giao hàng này cũng yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng.
  • Lưu ý rằng Forwarder phát D/O nhưng lại không phải bên phát hành bill thì chắc chắn người nhận hàng sẽ không lấy được hàng. Muốn lấy hàng thì người nhận hàng phải xuất trình thêm nhiều chứng từ liên quan khác.
  • Nếu bạn làm việc với các đơn vị forwarder để nhận hàng thì sẽ phải đóng phí D/O tương ứng theo yêu cầu của họ. Bạn chỉ cần đóng 1 lần duy nhất và đóng trực tiếp cho các đơn vị forwarder này là xong.

D/O do các hãng tàu phát hành

  • Đây là lệnh giao hàng được phát hành bởi các hãng tàu vận chuyển. Lệnh này sẽ yêu cầu rõ người giữ hàng bàn giao hàng hóa cho người nhận hàng.
  • Trong thực thế thì các hãng tàu sẽ yêu cầu forwarder giao hàng. Sau đó, forwarder sẽ giao hàng cho bên nhận hàng. Điều kiện để người nhập khẩu nhận được hàng là forwarder  có D/O của hãng tàu và chuyển D/O này cho bên mua hàng kèm bill gốc của hãng tàu đó.
  • Tương tự như phí D/O của bên forwarder, phí D/O của hãng tàu cũng sẽ chỉ cần đóng một lần và đóng cho hãng tàu bạn làm việc trực tiếp.

Các thông tin về lệnh D/O và quy trình lấy D/O

D/O là chứng từ bắt buộc người nhận hàng phải có nếu muốn lấy được hàng hóa. Thông thường nội dung trên D/O (Delivery Order) sẽ bao gồm:

  • Tên tàu vận chuyển hàng và hành trình tàu vận chuyển
  • Tên nhận hàng (Consignee)
  • Cảng dỡ hàng hóa (POD)
  • Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
  • Thể tích, trọng lượng hàng hóa, số lượng kiện hàng (Gross Weight, Net weight….)

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý rằng D/O thường có 3 bản và khi lấy hàng, Consignee không chỉ cần D/O mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ như sau:

  • Giấy tờ tùy thân của người nhận hàng. Có thể dùng căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tương tự.
  • Giấy giới thiệu.
  • Thông báo lô hàng cập cảng.
  • Bản sao vận đơn có ký hậu hoặc vận đơn gốc ký hậu, đóng dấu của ngân hàng (nếu doanh nghiệp sử dụng L/C để thanh toán).

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến từ hãng tàu và B/L thì bạn cần chuẩn bị đẩy đủ các chứng từ đã nêu trên. Sau đó, bạn đến hãng tàu hoặc forwarder để lấy lệnh giao hàng. Việc bạn lấy lệnh D/O độc lập với việc bạn thực hiện làm thủ tục hải quan. Cho nên bạn có thể thực hiện đồng thời 2 hoạt động này cùng lúc hoặc bạn lấy lệnh D/O trước đều được.

Các chi phí đi kèm với D/O

Ngoài phải thanh toán phí D/O để nhận lệnh giao hàng thì bạn sẽ phải hoàn thành thêm một số khoản phí đi kèm khác. Cụ thể như:

  • Phí THC.
  • Phí vệ sinh cont.
  • Phí CFS hàng lẻ. 
  • Phí cước cont được các hãng tàu quy định.

Chính vì phải đóng thêm nhiều loại phí đi kèm nên để đơn giản có việc kiểm tra, rà soát sau này thì bạn nên giữ lại Bill.

Nếu trong trường hợp đơn vị nhập khẩu lấy hàng từ tàu xuống cảng, hàng để nguyên trong container thì D/O sẽ được đóng dấu là hàng giao thẳng. Còn trong trường hợp bên nhập khẩu cắt chì container ngay tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu hàng rút ruột.

Lưu ý về D/O và phí D/O

Lưu ý về D/O và phí D/O

Khi thực hiện việc lấy lệnh giao hàng và đóng phí D/O thì bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Nhiều trường hợp bạn chỉ cần D/O của forwarder là đã có thể nhận hàng. Lúc này, forwarder sẽ ký tên trên lệnh giao hàng trên cương vị là đại lý (AS AGENT) của hàng tàu. Sau khi ký xác nhận thì lệnh giao hàng sẽ có hiệu lực ngang với lệnh giao hàng của chính hãng tàu đó.
  • Trong trường hợp vận chuyển hàng sử dụng thêm tàu phụ, doanh nghiệp sẽ cần thêm một lệnh nối của feeder mới có thể nhận được hàng hóa. Chỉ cần bản sao của lệnh nối này là bạn có thể thực hiện việc lấy hàng và thông thường doanh nghiệp phải yêu cầu đơn vị forwarder cung cấp chứng từ này cho mình.

Trên đây là những thông tin về phí D/O mà SIMBA GROUP muốn gửi đến các bạn để trả lời cho câu hỏi phí D/O là gì? mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Nếu bạn đang cần tìm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu chính ngạch. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí! 

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?