Phí CIC là gì? Bên nào sẽ phải chịu việc trả phí CIC?

SIMBA Logistics

Nhiều bạn khi mới bắt đầu các công việc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thường thắc mắc phí CIC là gì trong vận tải tàu chợ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu phí CIC là gì và các điều kiện cộng thu phí CIC nhé.

Phí CIC là gì?

Phí CIC là gì?

  • Phụ phí CIC là viết tắt của Container Imbalance Charge (Equipment Surcharge) được hiểu là theo nghĩa đen là phí mất cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải đường biển được thu bởi các hãng tàu với mục đích bù đắp chi phí vào việc vận chuyển các container rỗng từ nơi thừa container đến nơi có hàng hóa cần đóng vào container.
  • Lý do chi phí này xuất hiện là sự mất cân bằng về lượng container rỗng. Tình trạng container rỗng không cân bằng phát sinh do các quốc gia có sự mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu.
  • Một ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu loại phí này là Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng từ Trung Quốc, từ đó các vỏ container đóng hàng nhập khẩu sẽ rất nhiều và sau khi chúng ta lấy được hàng sẽ có rất nhiều vỏ container rỗng. Khi đó bên sản xuất hàng hóa bên Trung sẽ bị thiếu vỏ container để đóng hàng mới nên các hãng tàu sẽ thu phí các doanh nghiệp đã sử dụng vỏ container rỗng đó để vận chuyển chúng ngược lại về Trung Quốc.
  • Hiện nay các nước nhập siêu và các nước xuất siêu có số lượng container rỗng chênh lệch khá lớn và các container rỗng thường không ở đúng nơi cần thiết. Các nước chuyên nhập khẩu thì sẽ có nhiều container rỗng nhưng để không. Các nước chuyển xuất khẩu thì rất cần container rỗng để đóng hàng thì lại không đủ. Việc vận chuyển các cont rỗng từ nơi không có nhu cầu về nơi có nhu cầu là việc cần thiết nhưng lại gây phát sinh chi phí cho các hãng tàu. Vậy nên phí CIC được ra đời nhằm bù đắp một cần phí phát sinh cho các hãng tàu phải chịu.
  • Mức phí CIC sẽ giao động trong khoảng 85$/cont 20, 170$/ cont 40 và thay đổi tùy theo từng thời điểm khác nhau.

Khi nào phải thu phí CIC?

  • Phụ phí CIC thường được thu một mức nhất định cho mỗi container rỗng, và có thể áp dụng vào từng giai đoạn cụ thể, cho hàng đi từng tuyến. Nói cách khác thì việc thu phí CIC chỉ xảy ra khi có sự phát sinh chi phí lớn khi chuyển container rỗng từ nơi này đến nơi khác.
  • Bạn cần lưu ý rằng tùy vào từng thời điểm mới bị mất cân bằng cont và các hãng tàu sẽ thu phí CIC, Những lúc hãng tàu không thu phí CIC tức là lúc đó lượng container đã cần bằng.

Ai sẽ là người chịu phí CIC?

Ai sẽ là người chịu phí CIC?

  • Phí CIC có thể cộng luôn vào cước vận tải và thu từ shipper hoặc consignee tùy thuộc vào hợp đồng thỏa thuận. Tỏng hợp đồng đóng hàng xuất, nếu thiếu container thì các hãng tàu sẽ phải chuyển container rỗng từ nơi khác về phát sinh phí vận chuyển là phí CIC. Phí CIC phát sinh trước cả khi việc đóng hàng xảy ra và trước cả khi hàng về cảng nhập đầu tiên. Cùng lúc đó, phí này còn xuất hiện trong hợp đồng vận tải với hãng tàu.
  • Còn nếu trường hợp phí này phát sinh sau khi hàng về cảng nhập đầu tiên thì đó là do sau khi thả rỗng cont. Hãng tàu sẽ thu thêm phí CIC nhằm chuyển container rỗng về nơi khác có nhu cầu. Lúc này thường các bên mua, bên nhập khẩu sẽ phải chịu phí CIC
  • Một ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu là đối với các nước xuất khẩu sẽ cần phải có nhiều container rỗng sẵn để đóng hàng. Các nước nhập khẩu sau khi nhập khẩu hàng hóa về sẽ không chờ đến khi có hàng để xuất lại các container rỗng đó mà họ chuyển thẳng các container rỗng đó về nước xuất khẩu luôn và người mua sẽ chịu phí CIC này.

Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muốn gửi đến các bạn để trả lời cho câu hỏi phí CIC là gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa chính ngạch về để kinh doanh. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?