Incoterms 2020 được chia làm 4 nhóm chính là C; D; E và F. Trong đó, nhóm E trong Incoterm 2020 nói về nghĩa vụ giao hàng tại xưởng. Trong bài viết này, SIMBA GROUP sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết đặc điểm nhóm E và những điều cần lưu ý. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đặc điểm nhóm E trong Incoterm 2020
- Khác với các nhóm còn lại nhóm E chỉ bao gồm 1 điều khoản duy nhất là EXW (Exwork) có nghĩa là giao hàng tại xưởng. Lý do điều khoản này được phân vào nhóm E chính là do chữ cái viết tắt đầu tiên của điều khoản này.
- Nhóm E trong Incoterm 2020 cũng có thể hiểu được là người bán giao hàng bằng cách đặt hàng hóa ngay tại chính cơ sở của mình hoặc một nơi đã được quy định để người mua hoặc người chuyên chở do người mua chỉ định có thể nhận hàng.
- Điều kiện EXW gần như đối ngược với điều kiện DDP vì người bán phải có nghĩa vụ tối thiểu đối ngược với người bán phải có nghĩa vụ tối đa. Nếu điều kiện EXW bổ sung nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải hoặc điều kiện DDP bổ sung nghĩa vụ dỡ hàng từ phương tiện vận tải tại điểm đến thì hai điều kiện này hoàn toàn trái ngược nhau.
- Điều kiện EXW sẽ nêu lên nghĩa vụ tối thiểu của người bán, vì người bán chỉ phải đặt hàng hóa dưới sự chỉ định của người mua tại cơ sở của mình hoặc một nơi khác được quy định. Lúc đo hàng vẫn chưa cần thông quan xuất khẩu và cũng chưa được bốc lên bất cứ phương tiện vận tải nào. Khi gửi thông báo sẵn sàng giao hàng, người bán được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Nội dung chính của nhóm E trong Incoterm 2020
- Theo điều khoản EXW trong Incoterm 2020 thì bên bán phải có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa tại địa điểm mình đang kinh doanh hoặc một nơi khác được chỉ định ví dụ như nhà máy, văn phòng, kho bãi....
- Quyền sở hữu hàng hóa sau khi chuẩn bị xong sẽ được chuyển giao cho bên mua. Người mua sau khi nhận chuyển giao sẽ phải có trách nhiệm trả toàn bộ chi phí và chịu rủi ro đối với hàng hóa tính từ thời điểm nhận hàng.
Những điều bạn cần lưu ý đối với nhóm E Incoterm 2020
1. Đóng gói bao bì và ký mã hiệu
- Người bán theo điều kiện EXW phải đóng gói bao bì và ký mã hiệu cho hàng hóa theo cách thức phù hợp cho việc vận chuyển hàng (in the manner appropriate for their transport). Bên cạnh đó, người bán áp dụng điều khoản EXW sẽ không có nghĩa vụ xuất khẩu hàng hóa.
- Người mua nên quy định một cách rõ ràng nơi đến của hàng hóa để ràng buộc người bán phải đóng gói bao bì và ký mã hiệu thích hợp cho việc vận chuyển tới đó. Trong trường hợp điểm hàng đến được quy định trong hợp đồng nằm tại nước khác với nước người bán, người bán cần lưu ý đóng gói bao bì và ký mã hiệu phù hợp. Để tránh tranh chấp thì 2 bên cần phải thương lượng các quy định này một cách rõ ràng và cụ thể.
2. Nơi giao hàng
- Nơi giao hàng quy định có thể là cơ sở của người bán (ví dụ như nhà máy, xưởng, nông trường, hầm mỏ,…) hoặc là một nơi khác ngoài cơ sở của người bán.
- Người mua cần quy định rõ ràng điểm giao hàng vì đó là điểm người bán chuyển giao các chi phí và rủi ro sang cho người mua. Nếu không được quy định rõ ràng thì có thể người bán sẽ chọn bất cứ điểm giao hàng nào có lợi nhất cho mình và người mua sẽ phải chịu rủi ro do người bán chọn địa điểm giao hàng trước thời điểm hàng hóa bị mất hoặc bị hư hại.
3. Bốc hàng lên phương tiện vận tải
- Người bán theo điều kiện EXW sẽ không có nghĩa vụ hỗ trợ người mua mà chỉ cần phải chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng cho người mua. Nếu người mua muốn người bán phải có nghĩa vụ nhiều hơn, người mua cần phải thỏa thuận với người bán trong lúc ký kết hợp đồng. Đôi khi điều này đôi được thực hiện bằng cách thêm cụm từ “bốc hàng” sau EXW (EXW loaded).
- Tuy nhiên trong quá trình bốc hàng lên phương tiện chuyên chở có thể sẽ xảy ra hư hỏng hàng hóa. Vậy nên 2 bên cần phải thỏa thuận với nhau rõ ràng về rủi ro này. Có 2 hướng quy định rủi ro này là ”loaded at seller’s risk” (người bán chịu rủi ro bốc hàng) hoặc là “loaded at buyer’s risk” (người mua chịu rủi ro bốc hàng).
- Trong trường hợp người bán bốc hàng và rủi ro người mua chịu, những rủi ro xảy ra với hàng hóa khi bốc hàng có thế sẽ không đúng sự thật vì người mua thực tế không tham gia bốc hàng. Vậy nên để tránh trường hợp này, người mua nên quy định trong hợp đồng là ”loaded at seller’s risk” (người bán chịu rủi ro bốc hàng) sử dụng quy tắc FCA.
- Việc lựa chọn FCA thay vì thêm từ “bốc hàng” sau EXW (EXW loaded) sẽ chắc chắn hơn, nhưng đồng thời sẽ làm thay đổi nghĩa vụ thông quan xuất khẩu hàng hoá. Nếu người bán đồng ý thêm nghĩa vụ thông quan xuất khẩu, điều kiện FCA sẽ phù hợp nhất.
4. Thông quan xuất khẩu
- Điều kiện EXW rất phù hợp đối với việc bán hàng nội địa vì người bán không có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu hàng hóa. Việc xuất khẩu hàng hóa hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người mua.
- Nếu người mua không xuất khẩu hàng hóa mà tiêu thụ ngay tại thị trường của người bán. Người bán sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với chính người mua trên thị trường trong nước.
- Còn nếu người mua xuất khẩu hàng hóa sẽ phải thực hiện và chịu chi phí cho toàn bộ các thủ tục xuất khẩu và người bán sẽ có nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan đến hàng hóa để người mua thực hiện thủ tục xuất khẩu.
- Người mua cần thận trọng khi sử dụng điều kiện EXW khi tình hình chính trị ở nước người bán không ổn định. Nếu xuất lệnh cấm xuất khẩu ở nước người bán, thì đó là một rủi ro người mua phải chịu. Một lệnh cấm xuất khẩu sẽ không giải thoát nghĩa vụ cho người mua theo hợp đồng mua bán, trừ khi điều khoản miễn trách trong trường hợp này được quy định trong hợp đồng.
- Trước khi chấp nhận nghĩa vụ thông quan xuất khẩu, người mua cần kiểm tra xem các quy định xuất khẩu của nước người bán có gây cản trở đối với người không phải là công dân của nước xuất khẩu không. Nếu có thì nên giải quyết bằng cách ủy thác cho các đơn vị xuất nhập khẩu.
- Nếu người mua muốn tránh nghĩa vụ thông quan xuất khẩu, thì phải ghi cụm từ “đã thông quan xuất khẩu” vào sau điều kiện EXW (EXW cleared for export). Tốt nhất, trong trường hợp này, người mua nên sử dụng điều kiện FCA ghi kèm cơ sở của người bán với điều kiện người bán đồng ý chịu trách nhiệm, chi phí và rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải.
5. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm
- Người bán chỉ cần giao hàng đến điểm quy định hoặc tại xưởng và không cần bốc hàng lên phương tiện vận tải là đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, nếu người mua muốn vận chuyển hàng từ điểm quy định hoặc từ xưởng của người bán đến một nơi khác thì người mua sẽ phải tự thuê phương tiện vận tải và chịu phí bảo hiểm hàng hóa.
- Vậy nên lưu ý rằng theo điều kiện EXW, người bán không có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải trừ khi việc đó cần thiết để người mua nhận hàng. Do đó, trong hợp đồng người bán nên quy định trách nhiệm của người mua nếu không nhận hàng đúng hạn.
Trên đây là những thông tin về Nhóm E trong Incoterm 2020 mà SIMBA GROUP muốn gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu chính ngạch hoặc gặp vấn đề trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.
-
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
-
Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
-
Hotline: 086.690.8678
-
Email: media.simbalogistics@gmail.com