TÌM HIỂU VỀ NHÓM C TRONG INCOTERM 2020

SIMBA Logistics

Nhóm C trong Incoterm 2020 là nhóm các điều khoản quy định các các khoản chi phí như phí vận chuyển, phí bảo hiểm, tiền hàng...  Trong bài viết này, hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu kỹ hơn về nhóm C trong Incoterm 2020 nhé! 

Đặc điểm nhóm C trong Incoterm 2020

Đầu tiên chúng ta hãy cùng điểm lại các điều khoản có trong nhóm C Incoterms 2020 gồm những gì những gì nhé:

  • CPT - Carriage Paid To (Cước phí trả tới)
  • CIP - Carriage and Insurance Paid To (Cước phí và phí bảo hiểm trả tới)
  • CFR - Cost and Freight (Tiền hàng và cước phí)
  • CIF - Cost, Insurance & Freight (Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí)

Nhóm C trong Incoterms 2020 là những điều khoản được bắt đầu bằng chữ cái C. Chữ cái C là viết tắt của 2 từ là  “Cost” hoặc “Carriage”.

Những điều khoản thuộc nhóm C Incoterm 2020 đòi hỏi người bán phải chịu chi phí vận chuyển tới nơi đến bao gồm cả những chi phí sau khi hàng được giao và đã chuyển giao rủi ro về mất mát hoặc hư hại hàng hóa cho người mua.

Điểm đặc biệt của các điều khoản nhóm C đó là chúng được coi là giống với nhóm E, F ở chỗ giao hàng tại nơi xuất phát. Đồng thời cũng có điểm giống với nhóm D ở chỗ ghi kèm nơi đến quy định với quyền vận tải thuộc về người bán.

Nhóm C là được coi là sự kết hợp giữa nhóm E;F với nhóm D trong Incoterms 2020. Theo các điều khoản nhóm C thì người bán sẽ chịu chi phí vận chuyển nhưng người mua lại phải chịu rủi ro trong chặng chuyên chở chính. 

Cách phân biệt nhóm C trong Incoterm 2020

Các điều kiện nhóm C trong Incoterm 2020 có thể được phân chia thành hai nhóm nhỏ dựa theo phương thức vận tải:

  • Các điều khoản áp dụng khi hàng vận chuyển theo đường biển: CFR và CIF
  • Các điều khoản áp dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, kể cả đường biển và vận tải đa phương thức: CPT và CIP 

Nếu phân chia các điều khoản nhóm C dựa vào nghĩa vụ mua bảo hiểm của người bán:

  • Nhóm các điều khoản quy định người bán không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm: CPT, CFR
  • Nhóm các điều kiện quy định người bán có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm CIP, CIF

 

 

 

Người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm

Người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm

Thống kê nghĩa vụ của người bán

Mọi phương thức vận tải

CPT

CIP

CIP = CPT + Bảo hiểm

Vận tải đường biển

CFR

CIF

CIF + CFR + Bảo hiểm

Nội dung chính của nhóm C Incoterm 2020

  • Thay điều khoản CFR bằng điều khoản CPT và thay điều khoản CIF bằng điều khoản CIP cho hàng container và các phương thức vận tải không bằng đường biển.
  • Người mua luôn phải đưa ra những yêu cầu cho cho người bán trong việc thuê phương tiện vận tải. Ngoại trừ trường hợp “mua bán theo chuỗi”, họ sẽ phải yêu cầu người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm bổ sung.
  • Hàng hóa sẽ không cần quy định thời gian đến mà chỉ quy định thời gian gửi hàng.
  • Trong trường hợp người mua muốn người bán là đối tượng phải chịu trách nhiệm đối với việc hàng hóa đến nơi đến vào một thời gian cụ thể thì phải sử dụng điều kiện nhóm D thay cho điều kiện nhóm C.

Những điều bạn cần lưu ý đối với nhóm C trong Incoterm 2020

1. Đóng gói bao bì

  • Khi áp dụng các điều khoản nhóm C của Incoterm 2020, cho dù hợp đồng mua bán không quy định cụ thể về cách thức đóng gói bao bì thì người bán vẫn phải có nghĩa vụ cung cấp và đóng gói bao bì phù hợp với tính chất của hàng hóa. Đồng thời việc đóng gói bao bì cũng phải phù hợp với những chi tiết liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến nơi đến quy định.
  • Nếu hàng hóa xảy ra bất cứ tổn thất nào trong quá trình gửi hàng do việc đóng gói bao bì không phù hợp với hàng hóa và điều kiện vận chuyển, thì người bán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đây là điều bắt buộc ngay cả khi người mua là người chịu rủi ro về hàng hóa sau khi hàng được giao.

2. Hợp đồng “gửi hàng”

  • Bạn cần lưu ý rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa theo các điều khoản nhóm C Incoterms 2020 sẽ giống như 2 nhóm E và F, đều là “hợp đồng gửi hàng” chứ không phải là “hợp đồng hàng đến” như nhóm D.
  • Hợp đồng gửi hàng (shipment contract) là loại hợp đồng mà người bán giao lại tại nơi hàng hóa xuất phát. Cho nên người bán sẽ không chịu các rủi ro và chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa sau khi hàng đã được gửi đi. Điều này có nghĩa là những rủi ro và chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển do người mua phải chịu.
  • Khi người bán dựa theo các điều khoản nhóm C thì sẽ được coi như đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ngay cả khi hàng hóa có xảy ra sự cố sau khi đã được đưa tới điểm vận chuyển. Cùng một hoàn cảnh, nếu người bán hàng sử dụng điều khoản nhóm D sẽ không được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình.
  • Theo nhóm C Incoterms 2020, người bán sẽ có nghĩa vụ ký hợp đồng và trả cước phí cho chặng vận tải chính, thậm chí sẽ phải mua bảo hiểm theo CIF và CIP. Vậy nên nơi đến cần phải được quy định rõ ràng. Theo điều khoản nhóm C thì phải có hai “điểm tới hạn” (critical point). Một điểm sẽ trùng với điểm gửi hàng đi điểm còn lại sẽ là điểm mà người bán phải trả cước vận tải và chi phí bảo hiểm (nếu là CIP, CIF) để tới điểm đó.
  • Người bán khi theo điều khoản thuộc nhóm C sẽ phải có nghĩa vụ phải thực hiện nhiệm vụ của mình theo hai hợp đồng. Một loại hợp đồng sẽ là hợp đồng mua bán mà người bán đã ký kết với người mua. Hợp đồng còn lại sẽ là hợp đồng vận tải mà người bán ký kết với đơn vị chuyên chở hàng hóa.

3. Không quy định thời gian hàng đến trong hợp đồng

  • Nếu hợp đồng mua bán theo quy tắc nhóm C trong Incoterm 2020 nhưng lại quy định thời gian hàng đến điểm cuối, điều này sẽ tạo ra sự mập mờ. Người ta sẽ không biết rằng liệu có thể coi người bán vi phạm hợp đồng hay không trong trường hợp hàng không thực sự đến điểm cuối vào ngày quy định.
  • Để giữ nguyên bản chất của nhóm C, là những hợp đồng “gửi hàng”, thì người bán không nên cam kết bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến việc đến của hàng hóa tại nơi đến. Bởi vì người phải chịu rủi ro của bất cứ sự chậm trễ nào trong quá trình vận chuyển là người mua. Vậy nên bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến thời gian đều cần phải được dẫn chiếu tới nơi đến hoặc cảng gửi hàng.

4. Thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ gửi hàng

Trong hợp đồng nhóm C, việc thỏa thuận thời hạn thanh toán dựa trên cơ sở là thời gian nhận bộ chứng từ gửi hàng hoàn toàn phù hợp với tính chất của các điều khoản trong nhóm C Incoterm 2020.

Việc thanh toán tiền có thể được lý giải theo 2 cách sau:

  • Thanh toán sau khi hàng hóa đã về đến nơi. Có thể không thanh toán hoặc thanh toán chậm nếu hàng hóa không đến điểm cuối hoặc hàng hóa bị giao đến nơi chậm.
  • Việc thanh toán vẫn sẽ được diễn ra dựa trên cơ sở việc cung cấp chứng từ vào ngày mà theo lịch trình thông hàng hóa đã phải đến.

2 điều kiện này rất dễ gây hiểu nhầm và cần phải được làm rõ dựa vào mục đích của cả 2 bên mua và bán.

5. Quy định cụ thể điểm giao hàng và điểm đến cuối

  • Trong những hợp đồng sử dụng điều khoản nhóm C trong Incoterm 2020, nếu địa điểm gửi hàng và địa điểm hàng đến không được quy định một cách cụ thể. Người bán sẽ có quyền lựa chọn địa điểm thuận lợi nhất cho mình. Đế bảo vệ quyền lợi của chính mình, người mua cần quy định địa điểm cụ thể để gửi hàng và địa điểm đến trong hợp đồng mua bán.
  • Nếu địa điểm giao hàng và địa điểm hàng đến không được thỏa thuận một cách cụ thể hoặc không được xác định, người bán theo các điều khoản nhóm C có thể chọn địa điểm giao hàng tại bất cứ nơi nào và điểm hàng đến tại nơi đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình.
  • Trong các hợp đồng thuộc nhóm C thường chỉ quy định nơi hàng đến mà không hề quy định nơi gửi hàng. Đây sẽ là điểm có lợi cho người bán. Bởi vì khi đến thời hạn giao hàng quy định trong hợp đồng, người bán lựa chọn tự do điểm gửi hàng sao cho thuận lợi nhất cho mình.

6. Nhận hàng và tiếp nhận hàng

  • Theo nhóm C Incoterm 2020, khi người bán thu xếp trả cước phí chuyên chở, người bán sẽ giao hàng lại cho người chuyên chở chứ không giao hàng thực tế trực tiếp cho người mua. Người mua vẫn phải chấp nhận việc hàng hóa được giao cho người chuyên chở. Đồng thời phải chấp nhận bằng chứng đã giao hàng mà người bán cung cấp. 
  • Về nguyên tắc, người bán sử dụng điều khoản nhóm C sẽ được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đến nơi gửi hàng, người mua sẽ phải chịu những rủi ro xảy ra với hàng hóa sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình và cung cấp bằng chứng đã giao hàng.
  • Tuy nhiên việc người mua phải chấp nhận giao hàng và bằng chứng giao hàng sẽ  không làm cho người mua mất quyền khiếu nại người bán nếu người mua cung cấp được bằng chứng người bán giao hàng đến điểm vận chuyển không đúng những gì quy định trong hợp đồng.
  • Người mua có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa từ người chuyên chở tại nơi hoặc tại cảng đến theo quy định. Trong trường hợp người mua từ chối thanh toán tiền hàng và không nhận hàng thì người bán phải chịu mọi loại chi phí phát sinh theo quy định trong hợp đồng vận tải người bán đã ký với đơn vị chuyên chở. Những chi phí này cuối cùng sẽ được tính vào tiền bồi thường thiệt hại mà người mua đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

7. Nghĩa vụ thông báo

  • Nghĩa vụ thông báo của người bán: Trong các hợp đồng theo nhóm C Incoterm 2020, nghĩa vụ thông báo của người bán đến người mua phải được quy định rõ ràng. Những thông báo này sẽ giúp cho người mua nắm được những thông tin về hàng hóa đang vận chuyển như: tên tàu, số lượng, trị giá, số và ngày của B/L, ETD, ETA,… Nếu không có những thông báo này, người mua sẽ gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị tiếp nhận hàng hóa, kiểm tra hàng tại điểm giao cuối và thanh toán tiền hàng.
  • Nghĩa vụ thông bảo của người mua CIF, CIP: Khi người bán được yêu cầu mua bảo hiểm ở mức cao hơn so với mức bảo hiểm quy định bởi CIF và CIP bởi người mua. Người bán sẽ cần phải có những thông tin cần thiết để khai báo với các công ty bảo hiểm. Vậy nên, trong hợp đồng, nghĩa vụ thông báo của người mua phải được quy định một cách rõ ràng.

Trên đây là những thông tin về nhóm C trong Incoterm 2020 mà SIMBA GROUP muốn gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và làm việc.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc bạn đang tìm kiếm nguồn hàng chất lượng để kinh doanh, hãy liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?