Hàng tồn kho là gì? Các hoạt động chính trong quan trị hàng tồn kho!

SIMBA Logistics

Hàng tồn kho thường giữ tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc quản lý hàng tồn luôn đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Không những tiết kiệm chi phí, đảm bảo cung cấp đủ thành phẩm ở mọi thời điểm mà còn giúp tăng năng lực cạnh tranh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí một số thông tin về hàng hóa tồn kho nhé!

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là những mặt hàng được giữ lại và bán ra cuối cùng trong kho hàng của doanh nghiệp. Hàng hóa tồn kho không phải là những mặt hàng ế, bị hỏng, lỗi thời hay không bán được như chúng ta thường nghĩ. Theo đó, chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp lưu hàng trong kho với mục đích như một phương án dự phòng trong trường hợp hàng hóa bị hết nhưng nhu cầu của khách hàng vẫn nhiều. 

Hàng tồn kho bao gồm những gì?

Hàng tồn trong kho bao gồm các loại hàng hóa đã hoàn thành và sẵn sàng tung ra ngoài thị trường, hàng đang trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu và hàng hóa sẽ được tiêu thụ trong quá trình sản xuất. 

Phân loại hàng hóa tồn kho

Dựa vào đặc điểm

Dựa vào đặc điểm hàng hóa, hàng tồn kho có các loại như:

  • Hàng tồn là nguồn vật tư: Đồ dùng văn phòng, dầu, bóng đèn, nhiên liệu, các vật liệu làm sạch máy và các loại vật tư khác có giá trị sử dụng tương đương.
  • Hàng tồn là nguyên liệu thô: Là những nguyên liệu được dùng để bán đi hoặc doanh nghiệp sẽ giữ lại để phục vụ cho quá trình sản xuất trong tương lai.
  • Hàng tồn là bán thành phẩm: Là những sản phẩm được đưa vào quá trình sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành. Hoặc những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được làm thủ tục hoàn thành sau quá trình sản xuất.
  • Hàng tồn là thành phẩm: Là những sản phẩm đã hoàn thành và sẵn sàng tung ra bên ngoài thị trường. 

Dựa vào chủng loại hàng hóa

Dựa vào chủng loại thì hàng tồn kho có các loại như:

  • Hàng mua, hàng gửi đang trên đường đi, hàng bất động sản, hàng đang được gửi đi để gia công, chế biến. 
  • Những sản phẩm chưa được hoàn thiện, còn đang dang dở. 
  • Thành phẩm đang còn tồn trong kho hoặc đang được gửi đi bán.
  • Các loại nguyên, vật liệu.
  • Nguyên liệu, vật liệu được doanh nghiệp nhập về để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, các loại hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho là gì?

Quản trị hàng tồn là hoạt động quản lý nhằm đảm bảo mức tồn kho tối ưu về nguồn lực. Từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng trong những trường hợp khẩn cấp và giảm tối đa chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho là một hoạt động phức tạp và có 2 mặt hoàn toàn trái ngược nhau:

  • Mặt tích cực: Việc tăng lượng hàng hóa tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, không bị gián đoạn và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. 
  • Mặt tiêu cực: Việc hàng hóa lưu kho quá lâu và số lượng không ngừng tăng sẽ kéo theo các chi phí liên quan đến tồn kho như phí lưu kho, quản lí kho hàng,...

Để có thể thỏa mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với mức chi phí thấp nhất, hạn chế những mặt tiêu cực thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kế hoạch quản lý hàng tồn khả thi, hiệu quả. Ngoài ra trong quá trình thực hiện kế hoạch, doanh nghiệp cần tính toàn hợp lý để có thể mang tới hiệu quả cao nhất. 

Vai trò của việc quản lý hàng hóa tồn kho

Một doanh nghiệp nếu không quản lý tốt hàng tồn kho sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cụ thể thì vai trò của việc quản lý hàng hóa tồn kho thế nào thì dưới đây là bật mí!

  • Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch đề ra.
  • Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh hàng hóa, vật tư; sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư sau đó đối chiếu với tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình kho tàng thực tế để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua. Từ đó đề xuất, đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Đảm báo có đủ hàng hóa, thành phẩm để cung ứng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng. 

Các hoạt động chính trong quản trị hàng tồn kho

Quản trị hiện vật

Hoạt động này tập trung vào việc bảo quản vật chất hàng tồn kho nhằm đảm bảo hàng hóa luôn đạt chất lượng tốt nhất. Để đạt được điều này, doanh nghiệp sẽ cân nhắc việc lựa chọn:

  • Hình thức lưu kho, diện tích lưu trữ nào là phù hợp nhất?
  • Phương tiện, thiết bị máy móc nào phù hợp và mang lại hiệu quả cho việc vận chuyển hàng hóa,...

Quản trị kế toán

Thông tin kế toán quản trị hàng tồn kho là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hàng tồn. Quá trình ra quyết định của nhà quản trị là việc lựa chọn từ rất nhiều phương án kinh doanh khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét đều dựa trên nhiều thông tin của kế toán. Vì vậy có thể thấy, nhiệm vụ cũng như vai trò của quản trị kế toán hàng tồn đối với doanh nghiệp là rất lớn. Đòi hỏi kế toán kho cần:

  • Tính toán lượng hàng hóa tồn kho một cách cẩn thận, tỉ mỉ;
  • Kiểm kê hàng tồn định kỳ và thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình trạng hàng hóa trong kho để từ đó có những giải pháp phù hợp. 

Quản trị kinh tế hàng tồn

Hoạt động quản trị kinh tế hàng tồn cần đảm bảo cân bằng giữa 2 mục tiêu là:

  • Mục tiêu an toàn: Cần có lượng hàng dự trữ để đảm bảo quy trình sản xuất không bị gián đoạn, đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng. 

  • Mục tiêu tài chính: Giảm chi phí lưu kho.

Trong quản lý chuỗi cung ứng, hoạt động quản trị hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Simba hy vọng rằng qua những thông tin về hàng hóa tồn kho ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích để từ đó tìm ra được giải pháp quản trị hàng tồn hiệu quả!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?