Chuỗi cung ứng là gì? Tìm hiểu về cung ứng và chuỗi cung ứng tại Việt Nam

SIMBA Logistics

Khái niệm chuỗi cung ứng là gì vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn với khái niệm Logistics. Về bản chất, chuỗi cung ứng khác hoàn toàn so với Logistics. Vậy chuỗi cung ứng khác Logistics như thế nào, chúng ta cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là gì?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm chung về chuỗi cung ứng là gì. Chuỗi cung ứng có tên gọi tiếng anh là Supply Chain. Nó được hiểu rằng là một hệ thống gồm những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan cả trực tiếp và gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối.
Chuỗi cung ứng không chỉ có mỗi nhà sản xuất mà nó còn có sự liên quan đến nhà vận chuyển, kho bãi, các đại lý bán lẻ và khách hàng tiêu dùng.
Về bản chất, chuỗi cung ứng là một hệ thống. Trong khi đó, Logistics chỉ có bản chất là quy trình trong hệ thống. Vậy nên khái niệm chuỗi cung ứng và khái niệm Logistics khác nhau hoàn toàn. Không chỉ vậy, định nghĩa chuỗi cung ứng đã bao hàm cả định nghĩa của Logistics.
Còn trong một công ty, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những phòng ban liên quan đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của công ty như: Phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng hậu cần, phòng chăm sóc khách hàng,... Các phòng ban này được liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi cung ứng để đi đến mục đích cuối cùng là làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Sau khi tìm hiểu về khái niệm chuỗi cung ứng, chúng ta cùng đến với câu hỏi, quản trị chuỗi cung ứng là gì?
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM) là hoạt động quản lý cung-cầu cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Việc quản lý này đã bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần như lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất và hoạt động Logistics. Việc quản trị này yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện để đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Theo CSCMP (Council of Supply Chain Management Professionals), định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là: 
“quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau.”

Chuỗi cung ứng gồm những gì?

Như mình đã nói ở trên, chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp bao gồm tất cả những phòng ban liên quan đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp đó. Nhưng nó mới chỉ nằm trong nội bộ doanh nghiệp. Mở rộng ra hơn nữa, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh nhất sẽ được cấu thành từ 5 thành phần sau:

Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Nhà cung cấp nguyên liệu thô được xem là một thành phần quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng. Bởi đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Nhà sản xuất

Nếu chỉ có nguyên liệu thô thì chúng ta không thể bán cho khách hàng ngay được mà phải đi qua tay nhà sản xuất để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó mới bán được cho người tiêu dùng cuối.
Nhà cung cấp nguyên liệu thô chuyển nguyên liệu trực tiếp cho nhà sản xuất nên 2 thành phần này liên kết cực kỳ chặt chẽ với nhau trong chuỗi cung ứng. Bất kỳ một thành phần nào gặp trục trặc thì cả chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả chuỗi cung ứng.

Nhà phân phối

Sau khi có được sản phẩm hoàn chỉnh từ nhà sản xuất thì chúng ta vẫn không thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng luôn được, bởi lượng sản phẩm xuất ra là rất lớn. Vậy nên chúng ta phải cần thêm nhà phân phối trong chuỗi cung ứng.
Nhà phân phối có nhiệm vụ lấy lượng hàng số lượng lớn từ nhà sản xuất, vận chuyển về rồi chia nhỏ ra cho các đại lý, thường là các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa,.... Các nhà phân phối rất ít khi bán lẻ cho người tiêu dùng mà chỉ tập chung bán hàng số lượng lớn.

Đại lý bán lẻ

Các đại lý bán lẻ là một thành phần thấp hơn một bậc so với nhà phân phối. Chính những đại lý bán lẻ này nhập hàng từ nhà phân phối và bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối. Như đã kể ở trên, những đại lý bán lẻ này thường là các siêu thị, tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi,....

Khách hàng

Khách hàng là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Là người tiêu thụ hàng hóa nhưng họ lại là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng bởi họ là người mang doanh thu về cho doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp đặc biệt thì khách hàng có thể mua hàng với số lượng lớn trực tiếp từ nhà phân phối. Những trường hợp này xảy ra rất thấp và đa số những khách hàng này đang kinh doanh dịch vụ hoặc kinh doanh tiệm tạp hóa gia đình.

Các đặc điểm chính của chuỗi cung ứng hiệu quả

Các đặc điểm chính của chuỗi cung ứng hiệu quả

Để có được một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì bạn phải tối ưu được chuỗi công ứng có được những đặc điểm sau:

  • Chuỗi cung ứng phải đó phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh và chiến lược hoạt động của công ty, doanh nghiệp.Chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ cần gắn liền chiến lược của công ty theo từng giai đoạn, phù hợp với các yếu tố về nguồn lực, thị trường, thế mạnh của doanh nghiệp.
  • Trong một chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần phải tạo ra những sản phẩm tốt, phù hợp với các phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đó nhắm tới. Đồng thời, các sản phẩm, hàng hóa phải được cung cấp kịp thời tới tay khách hàng..
  • Chuỗi cung ứng cũng cần phải kết hợp với đánh giá vị thế của của chính công ty đó. Công ty hiện đang ở vị thế như nào, thương hiệu có mạnh không, nổi tiếng hay không, quy mô như thế nào.... Đối với từng vị thế sẽ có từng lựa chọn khác nhau về nhà cung cấp cũng như khách hàng khác nhau trong chuỗi cung ứng.
  • Trong chuỗi cung ứng, bạn buộc phải thích nghi với sự thay đổi, các bên sẽ trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau về tình hình của thị trường, khách hàng. Chính vì vậy, để có một chuỗi cung ứng hiệu quả, bản thân doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình của thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng...

Vai trò của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng có vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, chuỗi cung ứng còn được được xem là một bước quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.
Nếu chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước và tăng khả năng vươn xa của mình.
Một sản phẩm cần phải thông qua nhiều quá trình mới có thể đến tay người tiêu dùng. Các quá trình đó có thể là tư nguyên liệu thô sản xuất thành sản phẩm hoàn chính và đưa đến các nhà phân phối. Các nhà phân phối chia nhỏ hàng đến các điểm bán lẻ, nơi có nhiều người tiêu dùng mua hàng.Tất cả các quá trình này đều nằm trong chuỗi cung ứng. 
Vậy nên chuỗi cung ứng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và tối ưu nhất. Một công ty doanh số bản sản phẩm cao, lợi nhuận luôn tăng sẽ đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng của công ty đó đang hoạt động rất tốt.

Tìm hiểu hiện trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tìm hiểu hiện trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam mặc cho những hoạt động ấy bấy lâu nay vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay khi nhắc đến chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi thì họ sẽ có chung 1 câu hỏi, đó chính là “quản lý chuỗi thực chất là phải làm cái gì?” Thật vậy, trong bối cảnh hiện nay, chuỗi cung ứng và logistics ngày càng được phổ biến thì bước đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm đó chính là hiểu đủ và hiểu đủ về chuỗi cung ứng.
Trước giờ, Logistics và chuỗi cung ứng là những khái niệm ít được đúng đến, nếu có thì chỉ là lướt nhẹ qua chứ không tìm hiểu sâu. Điều này có thể hiểu bởi các doanh nghiệp ở Việt Nam bây giờ chú trọng rất nhiều đến Marketing và bán hàng mà họ quên mất rằng, Chuỗi cung ứng phần nào đấy nó đã bao trọn Marketing và bán hàng rồi.
Vậy nếu muốn khắc phục và thành công trên thị trường thì bạn chỉ cần tối ưu lại chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình. Với tình trạng hiện nay, Marketing ai cũng có thể làm giống nhau được, chỉ có duy nhất là chuỗi cung ứng không hề giống nhau và có thể lấy đó làm cơ sở thành công của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá lại bản thân, tự bắt bệnh cho mình xem doanh nghiệp mình có đang làm tốt chuỗi cung ứng hay không. Phải biết bệnh mình ở đâu thì mới có thể sửa được.

Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam để bổ sung, tối ưu chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình thì hãy đến ngay với SIMBA GROUP.
SIMBA là một đơn vị có thể mạnh về logistic, xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu hàng Trung-Việt.
Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, sẵn sàng giải đáp cho bạn mọi thắc mắc liên quan đến hàng hóa và vận chuyển hàng hóa. Bạn có thể yên tâm gửi gắm niềm tin vào SIMBA và giành thời gian tối ưu các phần còn lại của chuỗi cung ứng của mình.
Liên hệ ngay SIMBA GROUP

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?