CTC là gì? Tìm hiểu về phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC

SIMBA Logistics

Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là một trong những phương pháp xác định xuất xứ mà chúng ta thường gặp. Vậy CTC là gì? Phương pháp chuyển đổi mã số CTC này gồm những gì? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là gì?

Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC là gì?

  • CTC là viết tắt của cụm từ Code Transfer of Commodity. Đây được hiểu là phương pháp chuyển đổi mã số thuế hàng hóa.
  • Bạn có thể hiểu rằng, CTC là một phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa. Theo phương pháp này, các loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ căn cứ vào nơi loại hàng hóa này có sự chuyển đổi mã số thuế HS (HS code - mã số thuế hài hòa trong biểu thuế hiện hành, thường có 8 chữ số). Sự thay đổi có nhiều mức độ khác nhau , thường sẽ là: chuyển đổi chương, chuyển đổi nhóm, chuyển đổi phân nhóm và chuyển đổi dòng thuế.

Các mức thay đổi của phương pháp CTC

Các mức thay đổi của phương pháp CTC có nhiều cấp độ khác nhau. Thông thường, bán ẽ gặp 4 cấp độ chuyển đổi chính cụ thể như sau:

Chuyển đổi chương (Chapter Change - CC)

Hàng hóa sẽ được công nhận xuất xứ khi các qua quá trình sản xuất, các nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó có sự chuyển đổi từ chương này sang chương khác của biểu thuế xuất nhập khẩu

Ví dụ: Sản phẩm là thịt tươi sống sẽ được nhập khẩu thuộc chương 2 trong biểu thuế. Tuy nhiên sau khi thịt tươi được chế biến và đóng hộp, thì sẽ được áp mã số thuế thuộc chương 16 khi xuất khẩu. Và mã số thuế này được công nhân xuất xứ tại nước mà quy trình chế biến đóng hộp diễn ra.

Chuyển đổi nhóm thuế (Change of Tarrif Hamonization - CTH)

Ở mức chuyển đổi này, nhóm thuế sẽ là thứ được thay đổi. Khi chuyển đổi nhóm thuế, 4 chữ số đầu trong mã số thuế HS sẽ được thôi. Một ví dụ đơn giản nguyên liệu thép có 4 chữ số đầu trong mã HS là 7208, khi đổi thành các sản phẩm thép từ sẽ chuyển thành 7210.

Chuyển đổi phân nhóm (Change In Tariff in Subheading - CTSH)

Đây là việc chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số, tức là hàng hóa sẽ đổi sang phân nhóm khác và 6 chữ số đầu tiên trong mã HS sẽ được thay đổi. Ví dụ: sản phẩm tiêu say có HS code là 0904.12.00 được sản xuất từ tiêu hạt nhập khẩu có HS code là 0904.11.00. Như vậy sản phẩm tiêu say có xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTSH.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp CTC

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp CTC

Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTCT cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng khi áp dụng vào hàng hóa. Những ưu điểm và nhược điểm đó cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó chính là nó tương đối dễ để thực hiện.
  • Bên cạnh đó, nó còn giải thích các tiêu chuẩn cần phải thỏa mãn một cách rõ ràng từ đó cho phép nhà sản xuất lựa chọn cách sản xuất hiệu quả và phù hợp nhất để đáp ứng những tiêu chuẩn về xuất xứ.

Hạn chế

Phương pháp CTC có một nhược điểm là nó dễ gây tranh cãi về việc phân loại hàng hóa. Cụ thể mã HS hình thành ra để phân loại hàng hóa khi áp thuế xuất nhập khẩu và không được thiết kế cho việc cấp xuất xứ và cũng không phản ánh quy trình sản phẩm đó được sản xuất. Vậy khi chuyển đổi theo phương pháp CTC sẽ dễ để các loại sản phẩm cùng một mã HS mã chưa hẳn các sản phẩm đó đã cùng tính chất hay cùng quy trình sản xuất.

Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muốn gửi đến bạn để trả lời cho câu hỏi CTC là gì? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hay bạn đang muốn kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?