Cross docking là gì? Những lợi ích mà kho Cross docking mang lại

SIMBA Logistics

Trong chuỗi cung ứng, Cross docking là hình thức lưu kho không còn quá xa lạ hiện nay. Và trên thực tế, hình thức kho này được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay bởi những hiệu quả mà chúng mang lại. Vậy kho Cross-Docking có những ưu điểm gì mà được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng đến vậy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Simba bật mí một số thông tin về hình thức lưu kho hiện đại này nhé!

Cross docking là gì? 

Cross docking là gì? 

Là 1 hình thức lưu kho mà hàng hóa được dịch chuyển nhanh nhất từ nhà cung cấp đến khách hàng (trong vòng 24h). Với kho Cross Docking, sản phẩm được dỡ trực tiếp từ phương tiện vận tải ở dock đến sang phương tiện ở dock đi mà không cần lưu trữ giữa các điểm trung chuyển. Thiết kế thường bao gồm xe tải và cửa ra vào 2 bên với không gian lưu trữ tối thiểu.

Thiết kế kho Cross-Docking thường bao gồm xe tải và cửa ra vào 2 bên (trong và ngoài) với không gian lưu trữ tối thiểu. Kỹ thuật cross-docking giúp giảm đáng kể chi phí phân phối trong hoạt động logistics.

Ưu và nhược điểm của kho Cross docking

Ưu điểm

  • Giúp làm giảm thiểu không gian nhà kho và lượng hàng tồn kho;
  • Giữ tất cả các hàng hóa cần thiết trong cùng một kho. Từ đó giúp việc tìm kiếm hàng hóa nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều;
  • Giảm chi phí vận chuyển;
  • Giảm rủi ro về sản phẩm bị hư hỏng;
  • Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng,...

Nhược điểm

Đối với các doanh nghiệp vận tải nhỏ và bán lẻ, thông thường các lô hàng mà họ nhận được từ nhà cung cấp là loại hàng hóa không đầy xe. Điều này mang tới cho doanh nghiệp không ít khó khăn trong việc gom các lô hàng lại với nhau để lấp đầy trọng tải của trailer. Từ đó phát sinh thêm nhiều chi phí khác nhau. 

Các loại kho Cross Docking

Có mấy loại kho Cross Docking

Sản xuất (Manufacturing Cross-Docking)

Kho này hoạt động khi một trung tâm phân phối trung tâm nhận nguyên liệu và sản phẩm đến. Sau đó chúng sẽ có nhiệm vụ phân loại và đóng gói bao bì để vận chuyển đến các địa điểm sản xuất khác nhau.

Nhà phân phối (Distributor Cross-Docking)

Đầu tiên loại kho này sẽ thực hiện công việc tiếp nhận hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đó hàng hóa sẽ được tập hợp lại trong một Pallet, đóng gói và vận chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng. 

Vận tải (Transportation-Cross Docking)

Loại kho này thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp logistics. Theo đó các doanh nghiệp sẽ kết hợp những loại mặt hàng dưới tải trọng lại với nhau nhằm tiết kiệm chi phí.  

Bán lẻ (Retail Cross-Docking)

Đây là hình thức phổ biến và được áp dụng phổ biến nhất của kho Cross Dock. Đối với loại kho này, một trung tâm phân phối nhận được sản phẩm từ một số nhà cung cấp. Sau đó các sản phẩm sẽ được phân loại, kết hợp và đôi khi được đóng gói lại trên các pallet. Và cuối cùng là các sản phẩm này được gửi tới nhiều địa điểm bán lẻ. 

Cơ hội (Opportunistic Cross-Docking)

Liên quan tới việc hàng hóa được vận chuyển tới tay khách hàng ngay lập tức giờ những dự báo được thực hiện trước đó. 

Cross-Docking phù hợp với những loại mặt hàng nào?

Những loại mặt hàng được xem là phù hợp với kho Cross docking nếu đáp ứng đủ 2 tiêu chí như: Số lượng nhiều và biến động thấp. Cụ thể dưới đây là một số mặt hàng phù hợp với hình thức lưu kho này:

  • Những mặt hàng dễ hư hỏng, cần vận chuyển ngay lập tức;
  • Những mặt hàng có chất lượng cao và không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
  • Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
  • Những mặt hàng quảng cáo và mặt hàng đang được tung ra thị trường.
  • Những sản phẩm bán lẻ chủ lực với một nhu cầu ổn định và có sự biến động thấp.
  • Những đơn đặt hàng đã được chọn và được đóng gói trước đó từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.

So sánh kho Cross Docking và kho hàng truyền thống

Điểm chung giữa kho Cross Docking và kho hàng truyền thống là về mục đích sử dụng. Theo đó mục đích của 2 loại kho này đều là giúp việc vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng được nhanh chóng hơn, giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại và chi phí. Tuy nhiên nhìn chung 2 hình thức kho này vẫn có một số điểm khác biệt. Cụ thể thì:

  • Đối với kho hàng truyền thống: Duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách. Các sản phẩm sau đó sẽ được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung được đưa đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định.
  • Đối với kho Cross-Docking: Khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.

Mối quan hệ giữa Cross docking và chuỗi cung ứng

  • Trên góc độ quản lý: Cross docking là một hoạt động phức tạp. Nó là sự kết hợp giữa nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng. Hoạt động này làm tăng chi phí và đôi khi gây ra một số trở ngại trong quá trình thực hiện.
  • Về phía cung: Nhà cung ứng có thể được yêu cầu cung cấp những mặt hàng có số lượng nhỏ một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên vẫn phải thực hiện dán nhãn giá hoặc mã vạch.
  • Về phía cầu: Khách hàng có thể được yêu cầu về việc đặt hàng vào một số ngày nhất định. Ngoài ra có thể cho phép lead time giao hàng nhiều hơn 1 ngày.

Trên đây là một số thông tin về kho Cross docking cùng những ưu, nhược điểm của nó mà Simba muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua những chia sẻ về hình thức lưu kho này ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Và nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu nhập khẩu hàng với số lượng lớn thì hãy nhanh tay liên hệ tới chúng tôi qua Hotline 0379.311.688 để nhận được tư vấn nhé! 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?