Certificate of Conformity - Một loại giấy chứng nhận không còn quá xa lạ trong xuất nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp và hàng hóa, chứng nhận hợp quy đóng một vai trò vô cùng quan trọng và nó được xem là thủ tục bắt buộc. Vậy những sản phẩm, hàng hóa nào phải có chứng nhận hợp quy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin về Conformity nhé!
Conformity là gì?
Certificate of Conformity (COC) - Chứng nhận hợp quy là mẫu giấy chứng nhận nhằm xác nhận một loại hàng hóa, sản phẩm cụ thể nào đó hoàn toàn phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật được quy định.
Mục đích của giấy chứng nhận hợp quy là đảm bảo hàng hóa, sản phẩm an toàn, không gây hại tới sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
Đây là một thủ tục bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước khi hàng hóa, sản phẩm được sản xuất và kinh doanh. Bởi nếu lưu thông những sản phẩm chưa được Chứng nhận hợp quy sẽ bị phạt hành chính và buộc doanh nghiệp không được tiếp tục kinh doanh sản phẩm đó.
Vì vậy có thể thấy Certificate of Conformity đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Sự khác nhau giữa Certificate of Quality và Certificate of Conformity
Đều là hai loại giấy chứng nhận được sử dụng để kiểm tra mức độ đạt chuẩn của hàng hóa, Certificate of Quality (CQ) và Certificate of Conformity là 2 khái niệm mà rất nhiều người hay nhầm lẫn. Vậy giữa chúng có điểm gì khác nhau? Dưới đây là một số bật mí mà Simba muốn chia sẻ tới bạn đọc!
Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu về khái niệm Certificate of Quality là gì? Certificate of Quality hay còn được gọi là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. Vai trò của loại giấy chứng nhận này là nhằm xác định hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm,.... phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc phù với tiêu chuẩn nào đó được quy định trên thế giới hoặc khu vực cụ thể.
- Về đơn vị cấp: CoC được cấp bởi nhà máy sản xuất hay tổ chức chuyên môn có uy tín. Còn CQ được cấp bởi những đơn vị, cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Về tính bắt buộc: Certificate of Conformity là giấy chứng nhận bắt buộc doanh nghiệp phải có. Còn việc làm thủ tục để được cấp CQ là hoàn toàn tự nguyện tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Có thể dùng Certificate of Quality thay thế cho Certificate of Conformity được không?
Trường hợp có thể dùng CoC thay thế cho CQ
- Khách hàng là những cá nhân mua lẻ;
- Bên phía nhà thầu chỉ cần CoC của nhà máy, đơn vị cung cấp hoặc giấy chứng nhận xuất xứ của sản phẩm.
Trường hợp không thể dùng CoC thay thế cho CQ
- Sản phẩm thuộc các tiêu chuẩn quốc tế, phải có cả CoC và CQ do những tổ chức có thẩm quyền cấp phép.
- Bên chủ đầu tư yêu cầu phía nhà máy, đơn vị cung cấp phải có cả CoC và CQ trong hồ sơ.
Những sản phẩm, hàng hóa nào phải có chứng nhận hợp quy?
Theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, khi sản xuất hoặc nhập khẩu thì nhóm các sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn phải được công bố hợp quy. Cụ thể danh mục các sản phẩm, hàng hóa phải có Certificate of Conformity được quy định như sau:
- Những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Những sản phẩm, hàng hóa phải được chứng nhận trước thông quan (đối với nhập khẩu) và trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp) thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Lợi ích khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận hợp quy
Như trên chúng ta cũng đã tìm hiểu giấy chứng nhận hợp quy là loại giấy bắt buộc phải có. Vậy lợi ích của Certificate of Conformity đối với doanh nghiệp là gì? Dưới đây là một số lợi ích mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Đối với doanh nghiệp: Những sản phẩm, hàng hóa được cấp giấy chứng nhận hợp quy chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng hơn là những loại hàng hóa, sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không được đảm bảo chất lượng. Với việc tung ra ngoài thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp sẽ được nâng cao về mức độ uy tín. Ngoài ra không phải đối diện với những rủi ro. Cụ thể đây là rủi ro bị thu hồi sản phẩm, bồi thường thiệt hại cho người dùng khi sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Đối với người tiêu dùng: Việc sử dụng những sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy, người tiêu dùng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Nếu yêu thích và cảm thấy sản phẩm đó phù hợp, đạt chất lượng, chắc chắn người tiêu dùng sẽ quay lại mua hàng vào những lần tiếp theo.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Thông qua giấy chứng nhận hợp quy, các cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng trong việc quản lý những loại hàng hóa, sản phẩm đang được lưu hành trên thị trường. Điều này đóng vai trò quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Trên đây là lời giải đáp một số thông tin về Conformity là gì, những lợi ích mà giấy chứng nhận hợp quy mang lại cho doanh nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về mẫu giấy chứng nhận phổ biến trong xuất nhập khẩu này mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Và ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn, mức giá rẻ thì hãy nhanh tay liên hệ tới Simba qua Hotline 037.931.1688 để được tư vấn nhé!