Hiện nay, nhiều loại hình xuất nhập khẩu đang là lĩnh vực kinh doanh hàng đầu và đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Được nhà nước khá chú trọng, vì là một trong những mắt xích quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế nước ta ngày nay.
Tuy nhiên, hiện nay có khá là nhiều bạn cũng như doanh nghiệp đang quan tâm về ngành này nhưng chưa có hiểu biết sâu về các loại hình xuất nhập khẩu mà tại nước ta đang có. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu kỹ hơn, có thêm kiến thức về ngành này.
1. Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là một trong những ngành giúp lưu thông hàng hóa với nhiều loại hình xuất nhập khẩu khác nhau, hình thành từ tạo mối quan hệ với các nước khác cũng như mở rộng thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và vững mạnh hơn.
Với các quốc gia đang phát triển, thì xuất nhập khẩu là trong những khâu cơ bản của hoạt động thương mại, giúp liên kết chặt chẽ các nền kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Ngoài ra, xuất nhập khẩu còn giúp đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng trong nước, và giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.
2. Các loại hình xuất nhập khẩu
Với ngành xuất nhập khẩu, thì người tiêu dùng hay doanh nghiệp sẽ có nhiều phương thức để xuất nhập khẩu, và dưới đây sẽ là các loại hình xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp sẽ có những định hướng cho việc đưa sản phẩm thâm nhập vào ngành này hoặc phát triển hơn.
Trên thị trường, với mỗi nhà buôn giao dịch với nhau lại theo những cách thức riêng và kỹ thuật riêng của họ. Tuy nhiên, thì sẽ luôn có những loại hình chủ yếu mà các doanh nghiệp thực hiện như sau:
2.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp
Là loại hình mà các doanh nghiệp sẽ xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức của mình, hai bên làm việc trực tiếp với nhau, không cần thông qua trung gian, giúp doanh nghiệp có thể chủ động việc tiêu thụ, phân phối sản phẩm của mình.
Với loại hình xuất nhập khẩu này thì sẽ tiến hành đơn giản. Đối với bên xuất hay bên nhập khẩu thì cần tìm hiểu rõ và nghiên cứu kỹ đối tác hay thị trường mà mình hướng đến. Các bên cần ký kết và thực hiện đúng như những điều khoản đã ký trong hợp đồng.
2.2. Xuất nhập khẩu ủy thác
Là một trong các loại hình xuất nhập khẩu, thì loại hình này sẽ có một bên trung gian nhận ủy thác của đơn vị xuất hoặc nhập nhập khẩu sẽ đóng vai trò thay cho chính doanh nghiệp sản xuất để tiến hành ký kết hợp đồng đối với phía bên đối tác nước ngoài. Qua việc tiến hành những thủ tục mà phía trung gian sẽ nhận được phí, gọi là phí ủy thác.
Đặc điểm của loại hình này là doanh nghiệp nhận ủy thác sẽ không cần bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, những giá trị hàng hóa mà bên ủy thác ký hợp đồng sẽ chỉ được tính vào kim ngạch xuất khẩu mà không tính trong doanh thu.
2.3. Xuất nhập khẩu tái xuất
Tái xuất chính là việc mà các doanh nghiệp nhập hoặc xuất khẩu lại các nước ngoài. Nghĩa là đối với doanh nghiệp nhập hay xuất khẩu thì sẽ thông qua hoạt động tái xuất để thu về lượng ngoại tệ lớn hơn vốn ban đầu bỏ ra. Với loại hình này thì luôn sẽ có ba nước: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước nhập khẩu.
Với những loại hàng hóa mà trong quá trình tái xuất thì doanh nghiệp sẽ không được chế biến hay sử dụng. Và các doanh nghiệp tham gia và tái xuất sẽ không mất chi phí sản xuất, đầu tư máy móc công nghệ. Tuy nhiên, loại hình này yêu cầu cần sự nhạy bén về sản phẩm cũng như giá ngoại tệ.
Ngoài ra thì còn nhiều loại hình xuất nhập khẩu khác, với mỗi doanh nghiệp định hướng doanh nghiệp thì sẽ lựa chọn loại hình xuất nhập khẩu riêng.
3. Những lưu ý khi chọn loại hình xuất nhập khẩu
Khi thâm nhập vào ngành thì sẽ có rất nhiều lưu ý khi chọn loại hình xuất nhập khẩu mà bạn cần để ý:
Xác định rõ ngành nghề kinh doanh
Các doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm mình định xuất hoặc nhập khẩu để có thể lựa chọn đúng loại hình mà mình dùng.
Nghiên cứu thị trường
Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu thị trường phía bên nước ngoài, để đảm bảo lượng tiêu thụ cũng như phân phối sản phẩm của mình.
Tìm hiểu phía đối tác
Bạn cần tìm hiểu kỹ bên đối tác trước khi ký kết hợp đồng, tránh những rủi ro trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng và tổn thất đến công ty
Tìm hiểu rõ loại hình mình lựa chọn
Mỗi loại hình sẽ có có những ưu nhược điểm riêng cũng như phù hợp với những mô hình công ty khác nhau, nên bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn loại hình thích hợp cho doanh nghiệp mình.
Nghiên cứu luật xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu sẽ có những quy định do nhà nước ban hành, do đó mà nên tìm hiểu kỹ về pháp luật trước khi đăng ký, và hiểu luật để tránh ảnh hưởng đến công ty.
Trên đây là các thông tin về các loại hình xuất nhập khẩu được áp dụng hiện nay. SIMBA logistics nhận xuất nhập khẩu ủy thác và các dịch vụ liên quan, hãy liên hệ ngay với SIMBA logistics để được tư vấn rõ hơn về các dịch vụ này nhé.
Hi vọng được hợp tác cùng Quý khách hàng!