Thủ tục và các loại hình nhập khẩu mà bạn nên nắm rõ

SIMBA Logistics

Nhắc đến nhập khẩu thì không ai trong số chúng ta không biết. Thế nhưng để hiểu rõ nhập khẩu là gì, các loại hình nhập khẩu cũng như các thủ tục nhập khẩu thì không phải ai cũng biết. Vậy nên trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm nhập khẩu nhé!

Nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là gì?

Theo lý thuyết, nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa với quy mô quốc tế. Song song với xuất khẩu, hai hoạt động này là hoạt động trao đổi ngang giá hàng hóa giữa 2 quốc gia là lấy tiền tệ là phương tiện thanh toán.

Nhập khẩu không phải là hoạt động mua bán nhỏ và riêng lẻ. Nó còn mang tính chất hệ thống và số lượng hàng hóa trong một lần nhập khẩu là rất lớn. Với quy mô lớn như vậy, những quy định đi kèm với nhập khẩu là bắt buộc.

Hoạt động nhập khẩu ở mỗi quốc gia là hoàn toàn khác nhau. Nó dựa vào nhu cầu của quốc gia đó và thu nhập của người dân trong quốc gia đó. Nếu thu nhập bình quân trên đầu người của quốc gia đó cao thì nhu cầu sử dụng hàng hóa nhập khẩu cao. Điều đó kéo theo hoạt động nhập khẩu của nước đó tăng mạnh hơn và ngược lại.

Nếu theo quy định của pháp luật thì nhập khẩu được định nghĩa như sau: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” ( Điều 28 khoản 1 luật thương mại 2005)

Tóm gọn lại, có thể hiểu một cách đơn giản rằng, nhập khẩu là hoạt động mua hàng giữa các quốc gia với nhau dựa trên bộ quy định chung và quy định riêng của từng nước nếu có.

Thủ tục nhập khẩu là gì?

Thủ tục nhập khẩu là gì?

Sau khi bạn hiểu được khái niệm về nhập khẩu thì bạn cũng nên nắm được thủ tục nhập khẩu là gì? Khái niệm về thủ tục nhập khẩu khá rộng. Nhưng bạn có thể hiểu rằng, thủ tục nhập khẩu là tập hợp những công việc như cung cấp thông tin về hàng hóa của bạn, làm tờ khai hải quan và cung cấp những giấy tờ, chứng từ liên quan đến hàng hóa cho cục hải quan để có thể nhận hàng về.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu có thể gói gọn trong 5 bước sau:

  • Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
  • Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
  • Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
  • Phân luồng, kiểm tra, thông quan (có 3 luồng chính là xanh, vàng, đỏ)
  • Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan.

5 loại hình nhập khẩu chính hiện nay

5 loại hình nhập khẩu chính hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại hình nhập khẩu khác nhau, phù hợp cho từng mục đích, nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, trong bài viết này mình sẽ liệt kê cho bạn 5 loại hình nhập khẩu phổ biến hiện nay.

Nhập khẩu trực tiếp 

Đây là loại hình nhập khẩu mà người mua và người bán trực tiếp giao dịch với nhau và quá trình mua-bán không hề có sự ràng buộc lẫn nhau. Người mua hàng hóa có thể không cần phải bán hoặc ngược lại.

Cách thức diễn ra của loại hình nhập khẩu này khá đơn giản, Bên muốn nhập khẩu hàng hóa phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, tìm kiếm và chọn đối hàng nhập khẩu một cách cẩn trọng và phù hợp trước khi đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu.

Ngoài ra bên nhập khẩu cũng phải tự bỏ vốn và tự mình chịu mọi rủi ro và chi phí trong quá trình giao dịch giữa 2 bên.

Nhập khẩu ủy thác

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng nhập khẩu ủy thác là một hoạt động dịch vụ thương mại. Trong đó, cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ thuê 1 đơn vị trung gian khác đứng ra đại diện để nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác nhập khẩu.

Loại hình nhập khuẩn này phù hợp với với những doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng. Những doanh nghiệp này có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nhưng không được phép hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng, giao dịch thương lượng với các đối tác nước ngoài.

Sau khi ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu, bên nhận ủy thác phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin liên quan đến thị trường, giá cả, khách hàng, đơn hàng được ủy thác,... và phải thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Buôn bán đối lưu

Trong loại hình nhập khẩu này, chỉ với duy nhất 1 hợp đồng, doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động nhập khẩu, thậm chí cả hoạt động xuất khẩu song song. Hàng hóa xuất đi và nhập về sẽ có giá trị tương đương với nhau. Cho nên, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được tính và vào kim ngạch xuất khẩu lẫn doanh thu từ hàng hóa nhập khẩu.

Để cho dễ hiểu hơn, loại hình nhập khẩu này có thể được coi là một phương thức thanh toán thương mại quốc tế khác ngoài tiền mặt, tức là hàng hóa đổi lấy hàng hóa. Ví dụ cụ thể: Venezuela nhập khẩu máy xúc từ Caterpillar và bù lại, Venezuela sẽ xuất khẩu trả lại cho Caterpillar khoảng 350,000 tấn quặng sắt.

Tạm nhập tái xuất

Đây là hình thức mà thương nhân của 1 nước nhập khẩu tạm thời 1 loại hàng hóa nào đó rồi sau đó lại xuất khẩu chính loại hàng hóa đó sang một nước khác.

Với hình thức này, hàng hóa sau khi nhập khẩu về không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước thứ 3 và ăn lợi nhuận chênh lệch, thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu. Đây chính là lợi ích chính của hình thức nhập khẩu này.

Khi thực hiện loại hình nhập khẩu này, doanh nghiệp sẽ phải đồng thời làm 2 loại hợp đồng riêng biệt. Đó chính là: hợp đồng với chủ hàng nước xuất khẩu và hợp đồng với chủ hàng nước nhập khẩu. Sẽ có trường hợp hàng hóa được chuyển thẳng từ nước mình nhập khẩu sang luôn nước mình xuất khẩu mà không cần làm thủ tục xuất nhập khẩu vào nước mình. Đây có thể gọi là chuyển khẩu.

Nhập khẩu gia công

Đây là hình thức mà nước nhận gia công sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu từ một nước khác thuê nước nước này gia công sản xuất hộ. Có thể lấy ví dụ đơn giản, doanh nghiệp sản xuất giày da ở Việt Nam nhập khẩu da từ đối tác bên Đài Loan. Sau khi sản xuất giày thành phẩm thì sẽ xuất khẩu đến cho chính đối tác đó ở Đài Loan.

Riêng hình thức nhập khẩu này góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho chính nguồn lao động trong nước.

Lưu ý dành cho bạn khi nhập khẩu hàng hóa

Lưu ý dành cho bạn khi nhập khẩu hàng hóa

Dù trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa có nhiều loại hình khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn có những lưu ý chung mà bạn cần phải nắm rõ.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa của bạn thuộc loại hình nào?

Đây là lưu ý đầu tiên nhưng cũng vô cùng quan trọng. Nhập khẩu không chỉ dừng lại ở 5 loại hình mà mình đã nói ở trên. Vẫn còn rất nhiều loại hình nhập khẩu đặc biệt khác. Và với mỗi loại hình nhập khẩu thì sẽ có cách làm thủ tục khác nhau. Vậy nên khi nhập khẩu hàng hóa thì bạn cần phải xem xét xem hàng hóa của bạn có thủ tục nhập khẩu của loại hình nào để làm cho phù hợp.

Loại hàng nhập khẩu của bạn có thuộc loại hàng cấm, hàng xin phép hay không?

Cũng quan trọng không kém so với lưu ý ở trên. Bạn cần phải kiểm tra kỹ xem hàng hóa nhập khẩu của bạn có thuộc hàng cấm hay không. Nếu là hàng cấm thì chắc chắn bạn sẽ không được phép nhập khẩu. Nếu bạn vẫn cố tình hoặc vô tình vẫn nhập loại hàng đó thì rất có thể bạn sẽ dính dáng đến pháp luật.

Nếu hàng hóa nhập khẩu của bạn thuộc loại hàng phải xin phép thì bạn cần phải dành thời gian xin giấy phép trước khi hàng hóa về. Tránh tình trạng nhập khẩu hàng hóa về rồi nhưng không thể vận chuyển hàng về doanh nghiệp.

Ký hợp đồng ngoại thương

Bạn hãy chú ý thỏa thuận với chủ hàng hóa, thống nhất các điều khoản hợp đồng giữa 2 bên sau đó mới đi đến ký hợp đồng. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những tranh chấp và khiếu nại sau này.

Trong hợp đồng nhập khẩu, bạn hãy chú ý những điềm sau:

  • Tên hàng hóa
  • Quy cách hàng hóa
  • Trọng lượng hàng hóa (số lượng)
  • Giá cả hàng hóa
  • Quy cách đóng gói
  • Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW,...)
  • Thời gian giao hàng 
  • Thanh toán (thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán,..)
  • Chứng từ hàng hóa

XEM THÊM: BẢNG MÃ CÁC LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU

Tổng kết

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về nhập khẩu hàng hóa. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm nhập khẩu, các loại hình nhập khẩu ở Việt Nam và những lưu ý nhất định phải biết. Ngoài ra bạn đang tìm kiếm một đơn vị Logistics chuyên nghiệp hoặc đặc biệt hơn, bạn đang muốn xuất nhập khẩu hàng hóa Trung-Việt thì SIMBA GROUP là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Đội ngũ nhân viên của SIMBA có kinh nghiệm và chuyên môn cao về ngành Logistics sẽ giải quyết cho bạn tất cả mọi khó khăn mà bạn gặp phải trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

Liên hệ ngay SIMBA GROUP
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 086.690.8678
Email: media.simbalogistics@gmail.com

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?