C/O form B là gì? Hồ sơ xin C/O form B bao gồm những gì?

SIMBA Logistics

Bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào muốn xuất khẩu hàng đi Mỹ đều cần phải có C/O form B. Vậy C/O form B là gì? Bạn cần phải lưu ý gì khi xin cấp C/O form B? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

C/O form B là gì?

C/O form B là gì?

C/O form B là một trong những loại chứng từ xuất xứ phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Đây là mẫu C/O áp dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang tất các nước và được cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.

C/O form B hiện được cấp bởi phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các chi nhánh ủy quyền của VCCI.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng hàng hóa nước ta khi xuất khẩu sang các nước khác thì sẽ cần C/O form B để chứng minh hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam. Thông thường các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Mỹ sẽ thường xuyên cần loại chứng từ này.

C/O form B được cấp cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam đi các nước trên thế giới trong các trường hợp cụ thể như:

  • Những nước nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam không có chế độ ưu đãi GSP 
  • Các nước nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng ưu đãi.
  • Nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, có chế độ ưu đãi GSP, cho Việt Nam được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam lại không đáp ứng được tiêu chuẩn của chế độ này.

Các tiêu chí của C/O form B

Dù là C/O mẫu nào đều có những tiêu chí riêng của chúng. C/O form B cũng tương tự. Bạn có thể tham khảo những tiêu chí của C/O form B cụ thể như sau:

Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”: Đây là tiêu chí xác định sự thay đổi về mã số HS code của hàng hóa khi xuất khẩu.

Tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”:

Tỷ lệ phần trăm của giá trị” là tiêu chí xác định phần giá trị gia tăng sản phẩm có được sau khi một quốc gia sản xuất, chế biến, gia công các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia đó

Lưu ý rằng, phần giá trị gia tăng này phải đạt được ít nhất 30% tổng giá trị hàng hóa được sản xuất, bạn có thể tính theo công thức sau:

Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy:

Theo Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương (Quy định về xuất xứ hàng hóa), hàng hóa được công nhận có xuất xứ thuần túy từ một quốc gia sẽ thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng  thu hoạch tại quốc gia đó.
  • Động vật sống, sinh ra và được nuôi dưỡng tại quốc gia đó.
  • Các sản phẩm từ động vật sống tại khoản 2 thông tư này.
  • Các sản phẩm có được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt,… quốc gia đó.
  • Khoáng sản, các chất sản sinh tự nhiên không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 . Các sản phẩm được chiết xuất từ đất, nước, đáy biển… của quốc gia đó.
  • Các sản phẩm có được từ nước, đáy biển, dưới đáy biển tại vùng lãnh hải quốc gia đó được phép khai thác theo luật quốc tế.
  • Hải sản, sản phẩm được đánh bắt từ bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và treo cờ quốc gia đó.
  • Các sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu bằng các sản phẩm nêu tại khoản 7.
  • Các sản phẩm tại vùng lãnh thổ đó mà không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không có khả năng khôi phục hay sửa chữa và chỉ có thể vứt bỏ hoặc trở thành nguyên liệu thô, sử dụng cho mục đích tái chế.
  • Hàng hoá có được hoặc được sản xuất bằng các nguyên liệu, sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 (sản xuất tại quốc gia đó).

Hồ sơ xin C/O form B bao gồm những gì?

Khi muốn xin cấp C/O form B cho hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu đi Mỹ thì bạn cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp C/O form B hợp lệ và đã kê khai đầy đủ, hoàn chỉnh.
  • Phiếu ghi chép hồ sơ form B
  • Mẫu C/O form B tương ứng và đã được khai một cách chính xác nhất.
  • Bản sao của tờ khai hải quan đã được hoàn thành thủ tục hải quan (được đóng dấu sao y bản chính). Nếu hàng hóa không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật thì không cần nộp.
  • Bản sao của vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính)
  • Bản sao của hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính)
  • Bản sao quy trình sản xuất của hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính)
  • Bản kê khai mã HS nguyên liệu đầu vào và mã HS của thành phẩm ra (cần thiết đổi với tiêu chí chuyển đổi mã HS code hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể)
  • Bản sao hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng khi mua bán nguyên liệu trong nước (trong trường hợp sử dụng nguyên liệu mua trong nước để sản xuất, đóng dầu sao y bản chính)

Trong những trường hợp không có hợp đồng mua bán hay hóa đơn giá trị gia tăng của nguyên liệu thì cần phải có thêm xác nhận của người bán hoặc của chính quyền địa phương nơi có nguyên liệu, phụ liệu đó. Lúc đó bạn sẽ cần những loại chứng từ sau:

  • Nếu sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm thì sẽ cần bản sao của tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu dùng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu (đóng dấu sao y bản chính).
  • Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
  • Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác (nếu có).

Cách kê khai C/O form B

Cách kê khai C/O form B

Giống như các C/O mẫu khác, C/O form B cũng bao gồm nhiều ô với mỗi ô là một nội dung khác nhau. Dưới đây là cách khai C/O form B theo từng ô mà bạn nên biết.

  • Ô số 1: Khai các thông tin bao gồm tên, địa chỉ của người xuất khẩu.
  • Ô số 2: Khai các thông tin như tên, địa chỉ người nhận hàng. Nếu là nhận hàng theo chỉ định thì sẽ kê khai là TO ORDER hoặc TO ORDER OF…. Mục này phải kê khai đúng với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.
  • Ô số 3: Kê khai những thông tin về vận tải bao gồm phương thức di chuyển của vận tải (hàng không, đường bộ hay đường biển), cửa khẩu nhận hàng, cửa khẩu xuất hàng… Số và ký hiệu chuyến, hành trình vận tải,… Bạn cần kê khai càng chi tiết càng tốt.
  • Ô số 4: Kê khai thông tin tên, địa chỉ của cơ quan cấp C/O form B
  • Ô số 5: Ghi chú của cơ quan thẩm quyền đã cấp C/O form B. Các ghi chú thông thường sẽ là:
    • C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY
    • Cấp phó bản do bản chính bị mất: THE ORIGINAL OF C/O No. DATED WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPLICATE trên C/O phó bản
    • Cấp thay thế C/O đối với trường hợp cấp lại C/O form B (toàn bộ hoặc một phần) nhưng bản cũ chưa được trả lại: REPLACEMENT C/O No.

Ô số 6: Kê khai thông tin hàng hóa bao gồm tên hàng nhãn hiệu, số loại, mô tả hàng hóa. Bạn cần ghi rõ số và ngày tờ của khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 là: CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. DATED. Trường hợp người gửi hàng và người khai báo hải quan là hai người khác nhau thì phải ghi rõ về người khai báo như sau: DECLARED BY

Ô số 7: Kê khai toàn bộ số lượng của hàng hóa và khối lượng thô của chúng.

Ô số 8: Kê khai ngày và số của hóa đơn. Nếu hàng xuất khẩu không có hóa đơn thì cần phải ghi rõ lý do.

Ô số 9: Kê khai ngày phát hành và địa điểm phát hành C/O form B:

  • Bạn cần lưu ý ngày nộp C/O và quy định thời gian được cấp C/O để có thể kê khai chính xác được ngày phát hành C/O form E. Bạn không được ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ, ngày xuất hàng hoặc ngày khác với ngày phát hành C/O thực thế.
  • Khai thống nhất ngày theo định dạng dd/mm/yyyy. Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ.
  • Ngày phát hành C/O form B cần phải ngang bằng hoặc có sau ngày các chứng từ được khai báo trên C/O như giấy phép xuất khẩu, tờ khai hải quan, invoice….

Ô số 10: Kê khai nước hàng hóa được xuất khẩu tới hay còn gọi là nước nhập khẩu. phía trên dòng (importing country). Bạn nên kê khai rõ ràng địa điểm, ngày ký và chữ ký, tên của người có thẩm quyền (người xuất khẩu Việt Nam).

Bạn cần lưu ý gì khi xin cấp C/O form B ?

C/O form B rất quan trọng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của bạn. Vậy nên trong quá trình xin cấp C/O form B bạn cần hết sức lưu ý. Những điều bạn nên lưu ý cụ thể như sau:

Trước khi tiến hành làm các thủ tục xin cấp C/O form B, bạn cần phải lưu ý và tìm hiểu thật kỹ về các tiêu chí xuất xứ của C/O form B yêu cầu. 

Trong một vài trường hợp bạn sẽ cần phải làm rõ xuất xứ của hàng hóa. VCCI là cơ quan có thẩm quyền cấp C/O sẽ yêu cầu bạn đưa ra một số giấy tờ như:

  • Công văn giải trình cụ thể nào đó
  • Hợp đồng và L/C
  • Trong một vài trường hợp sẽ là các mẫu vật của sản phẩm, hàng hóa đang xin C/O xuất khẩu
  • Ngoài ra trường hợp kiểm tra quy trình sản xuất thực tế cũng có thể diễn ra.

Nếu là lần đầu xin cấp C/O form B thì các đơn vị xin C/O sẽ phải lập và nộp hồ sơ đơn vị C/O. Đồng thời trong quá trình hoạt động xuất hiện những thay đổi nào thì cần phải được thông báo để kịp thời bổ sung cho hoàn chỉnh hồ sơ.

Hồ sơ C/O form B cần phải được lưu tối thiểu đủ 5 năm và cần phải lưu bản copy mộc đỏ do VCCI cấp.

Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muống gửi đến các bạn để giúp các bạn trả lời được câu hỏi C/O form B là gì. Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.

Nếu bạn đang cần tìm một nguồn hàng uy tín để nhập khẩu chính ngạch. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?