Tất tần tật thông tin về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

SIMBA Logistics

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ra đời đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm an toàn cho hàng hóa cũng như chủ hàng. Và từ đó đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy thương mại trong nước phát triển. Vậy có nên mua bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật những thông tin có liên quan tới loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu này nhé!

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là gì?

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là gì?

Bảo hiểm hàng hóa đường biển hay còn được gọi với cái tên khác là bảo hiểm hàng hải. Đây là loại hình bảo hiểm mà rủi ro tổn thất ở trên biển, trên bộ hoặc nội thuỷ có liên quan tới hành trình đường biển. Bảo hiểm hàng hóa sẽ bù đắp một phần hay toàn bộ những mất mát/hư hại về hàng hoá cho chủ hàng tham gia bảo hiểm khi xảy ra những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.

Nhà kinh doanh có nên mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không?

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, rủi ro là điều khó có thể tránh được. Và đây chính là một trong những thách thức lớn khiến nhà kinh doanh, doanh nghiệp phải đau đầu. Tuy nhiên bảo hiểm hàng hóa ra đời đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi hàng. Theo đó thì người gửi hàng sẽ được bồi thường tổn thất nếu như hàng hóa bị mất mát, hư hỏng do các rủi ro, tai nạn tàu hàng xảy ra trong quá trình giao nhận được quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm. 

Vậy có nên mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không? Câu trả lời chắc chắn là có bởi một số vai trò quan trọng mà bảo hiểm hàng hóa đường biển mang tới có thể kể tới như:

  • Bồi thường thiệt hại, rủi ro: Để khắc phục hậu quả của rủi ro, bảo hiểm hàng hóa đường biển sẽ bù đắp về mặt tài chính. Và bên cạnh đó còn đảm bảo lợi ích của người mua bảo hiểm trước những hiểm họa ngẫu nhiên mà con người chưa thể chế ngự được ví dụ như những sự cố xảy ra do yếu tố thời tiết, thiên tai, chiến tranh...
  • Đề phòng và hạn chế tổn thất về tài chính: Thực chất thì bảo hiểm là một hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy để hoạt động hiệu quả thì công ty bảo hiểm sẽ thường xuyên theo dõi, thống kê, phân tích những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Để từ đó đưa ra biện pháp đề phòng kịp thời nhằm giúp hạn chế tối đa tổn thất. 
  • Tạo sự an toàn tuyệt đối: Bảo hiểm hàng hóa được xen như chỗ dựa tinh thần quan trọng giúp chủ hàng an tâm hơn khi xuất nhập khẩu hàng hóa nhờ cung cấp một cơ chế bảo vệ vững chắc cho hàng hoá của họ khi có rủi ro xảy ra.

Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển

Rủi ro thông thường được bảo hiểm

Không phải rủi ro nào cũng đều nhận được bảo hiểm. Theo đó để nhận được bảo hiểm thì rủi ro đó phải là những thiên tai, tai nạn bất ngờ của biển gây ra hư hại hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Các rủi ro thông thường được bảo hiểm gồm có:

  • Cháy, nổ;
  • Tàu hay sà lan mắc cạn, đắm chìm hay bị lật úp;
  • Trong quá trình vận chuyển, tàu xảy ra sự cố đâm va với bất kể vật thể nào bên ngoài không kể nước;
  • Dỡ hàng tại một cảng hoặc tại một địa điểm để nhằm lánh nạn;
  • Động đất, núi lửa phun, sét;
  • Hy sinh tổn thất chung;
  • Ném, (đổ) hàng hóa xuống biển;
  • Nước biển sông hồ dâng cao dẫn đến việc xâm nhập vào hầm hàng;
  • Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong trong quá trình đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan;
  • Hàng hoá nhận được bảo hiểm bị mất do tàu/phương tiện chở hàng bị mất tích.

Rủi ro loại trừ

Những rủi ro loại trừ không nhận được bảo hiểm vận chuyển bằng đường biển gồm có:

  • Hàng hóa bị mất mát, hư hại do hành vi xấu cố ý của người được bảo hiểm;
  • Rò rỉ thông thường hoặc hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông thường, hoặc biến chất ở đối tượng được bảo hiểm;
  • Hàng hóa bị mất mát, hư hại bởi khuyết tật hoặc do tính chất của đối tượng được bảo hiểm;
  • Mất mát, hư hại do tàu bè không đủ khả năng đi biển;
  • Do phương tiện vận chuyển không đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa an toàn. 

Rủi ro đặc biệt

Các rủi ro đặc biệt bao gồm rủi ro chiến tranh, đình công, bạo loạn…(gọi chung là rủi ro chiến tranh). Và những rủi ro đặc biệt này thường sẽ không được nhận bảo hiểm. Nếu như chủ hàng yêu cầu thì rủi ro này sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện là chủ hàng phải trả thêm phụ phí.

Phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Phân loại tổn thất dựa vào quy mô, mức độ tổn thất

Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất thì tổn thất được chia ra thành 2 loại là tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ. 

Tổn thất bộ phận

Tổn thất bộ phận là một phần của đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại. Tổn thất này có thể là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích, phẩm chất hoặc giá trị hàng hóa. 

Tổn thất toàn bộ

Tổn thất toàn bộ là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Tổn thất toàn bộ lại được chia thành 2 loại là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính: 

  • Tổn thất toàn bộ thực tế: Là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Hoặc là bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không thể lấy lại được nữa. Tổn thất được xếp vào tổn thất toàn bộ thực tế nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp sau đây:
    • Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn;
    • Hàng hoá bị tước đoạt không thể lấy lại được;
    • Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm;
    • Hàng hoá ở trên tàu nhưng tàu được tuyên bố mất tích.
  • Tổn thất toàn bộ ước tính: Là trường hợp đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bị thiệt hại, mất mát chưa tới mức độ tổn thất toàn bộ thực tế. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi được tổn thất toàn bộ thực tế. Trong trường hợp nếu như bỏ thêm chi phí ra cứu chữa thì mức chi phí bỏ ra này có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm. 

Phân loại tổn thất dựa theo trách nhiệm bảo hiểm

Nếu theo trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất được chia ra thành 2 loại là tổn thất riêng và tổn thất chung. Cụ thể thì: 

  • Tổn thất riêng: Là tổn thất của hãng tàu và hàng hóa được chở trên tàu. Nếu là của hãng tàu thì hãng tàu chịu rủi ro và nếu của chủ hàng thì chủ hàng sẽ chịu riêng.
  • Tổn thất chung: Là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cố ý và hợp lý. Với mục đích chính là cứu tàu, hàng hóa và cước phí chở trên tàu thoát khỏi sự nguy hiểm nào đó. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển - Loại bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế phổ biến hiện nay mà Simba muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những kiến thức xuất nhập khẩu được chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Bạn cần hỗ trợ?